Những món ngon không thể bỏ qua khi đi du lịch Phú Thọ

Thứ hai, 21/08/2023, 09:19 GMT+7

Những món ngon không thể bỏ qua khi đi du lịch Phú Thọ. 

- Phú Thọ được mệnh danh là vùng "Đất Tổ linh thiêng", nơi cội nguồn của dân tộc. Nơi đây không chỉ có nền văn hóa lâu đời, với nhiều ngôi đền, chùa cổ kính, các làng nghề truyền thống, các lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, khu di tích lịch sử, văn hóa có giá trị to lớn mà còn nổi tiếng với nhiều đặc sản hấp dẫn khó mà tìm kiếm ở bất kỳ nơi nào khác. Trong chuyến hành trình du lịch sắp tới, bạn nhất định không được bỏ qua các đặc sản Phú Thọ sau đây nhé!

1. Thịt Chua Phú Thọ

- Đặc sản thịt chua Phú Thọ là một món ăn không còn xa lạ trong thực đơn những bữa nhậu hay bữa cơm gia đình ngày nay. Thịt chua có vị bùi bùi, béo béo của thịt lợn sạch kết hợp với thính rang thơm ngất ngây, ai thử cũng mê. Nhưng mấy ai biết nguồn gốc xa xưa đầy ý nghĩa thú vị của món ăn này. Chế biến từ những nguyên liệu dân giã với sự hòa quyện của các gia vị được tẩm ướp theo bí quyết gia truyền, trải qua quá trình lên men, một đặc sản của núi rừng - thịt chua - đã được tạo nên bởi chính đôi bàn tay khéo léo của người nông dân huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, chẳng ai biết đặc sản này được tạo ra ở đâu và từ bao giờ. Trải qua hàng trăm năm với những công thức chế biến khác nhau, thịt chua Phú Thọ vẫn vẹn nguyên hương vị nồng đậm và trở thành niềm tự hào ẩm thực của vùng đất Tổ. Thịt chua - sự sáng tạo độc đáo của người Mường  nghĩ ra cách muối chua thịt trong ống tre, ống nứa làm “của để dành thịt lúc đó được cắt thành những miếng to để trong chum, vại, ống nứa. Món thịt chua đã bắt nguồn từ đó. Về sau, trong quá trình chế biến, người dân đã tẩm ướp thêm nhiều gia vị khác và dần hình thành món thịt chua đặc sản như ngày nay.
Hiện nay, thịt chua đã được cải biến, đối mới cách làm và gia vị. Tạo thành một món ăn vô cùng hấp dẫn và lạ miệng. Không chỉ còn là một món ăn mặn sử dụng với cơm. Mà thịt chua trở thành một món ăn siêu hấp dẫn không thể thiếu trên bàn nhậu. Tiếng thơm vang xa, ngoài Phú Thọ cũng đã có nhiều vùng miền chế biến, sản xuất món ăn này. Bởi cách làm rất đơn giản và nguyên liệu cũng dễ dàng kiếm được. Thế nhưng tuyệt nhiên không ở đâu có thể làm được món thịt chua thơm ngon, bùi béo như người Mường Phú Thọ làm ra. Về Phú Thọ chắc chắn nên thử món ăn hấp dẫn này.
“Lạ lùng rêu đá, đậm đà thịt chua” là câu nói quen thuộc mỗi khi về với mảnh đất này. Đến Thanh Sơn không khó để thấy những cửa hiệu bày bán thịt chua ở hai bên đường và cả trong hệ thống các siêu thị, nhà hàng. Thịt chua vốn là món ăn truyền thống của người Mường vùng Thanh Sơn và Tân Sơn.
Giữa tiết trời nắng gắt, trong căn nhà sàn gỗ, nhâm nhi chén nước lá đặc quánh, nóng hổi, ông Đinh Văn Hòa, 71 tuổi, người dân tộc Mường, xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, cho biết không nhớ thịt chua có từ năm nào, nhưng từ xa xưa, ông đã được các cụ kể và truyền lại cách ướp thịt để giữ được lâu, không bị thối, hỏng.

2. Cọ Ỏm

Cây cọ ỏm đặc sản ở vùng đất Tổ. Mở nồi cọ ỏm, nếu là cọ ngon, nước ỏm loang loáng mỡ vàng từ quả cọ, nhìn hấp dẫn hơn cả nồi nước dùng của phở. Quả cọ vàng ruộm từ trong lõi ra ngoài, cùi cọ dày. Cọ ỏm ngon nhất phải sử dụng những quả đã chín già, vỏ bóng, sau đó đem rửa sạch, rồi ỏm. Cách ỏm cọ cũng phải thật khéo léo, không phải đổ vào rồi đun luôn mà phải chờ nước sôi liu riu rồi để nguội tầm 80 độ thì mới cho cọ vào đảo nhẹ cho quả cọ chìm đều trong nước. Khi dầu cọ từ quả thôi ra, nổi váng lên mặt nước, bám vào thành nồi nghĩa là quả cọ
Khi ăn, cọ ỏm mềm, béo ngậy, nếu chấm với muối vừng, muối lạc thì càng tăng độ bùi của cọ.từ ngàn xưa đến nay là biểu tượng thiêng liêng cho vùng đất và con người Phú Thọ, nơi lưu giữ những nét văn hoá cổ truyền thời đại Hùng Vương. Cây cọ gắn bó sâu nặng với mảnh đất, con người nơi đây qua những đồi cọ trập trùng xanh ngút ngàn, qua những ngôi nhà lợp lá cọ bình yên bên triền núi, qua những chiếc nón làng nón Sai Nga đội đầu, qua chiếc quạt cọ của ông, chiếc chổi cọ của bà và nắm cơm gói lá cọ đậm sâu trong kí ức tuổi thơ một thời.
Vào quãng giữa tháng 7 (âm lịch) hàng năm là những cây cọ bắt đầu ra hoa, kết trái. Đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 (âm lịch) là những trái cọ bắt đầu chín, màu vỏ ngả màu xanh da trời rồi chuyển sang xanh đậm.
- Nhâm nhi cọ ỏm với nước chè xanh trong những cơn gió đầu mùa se lạnh thấy ấm áp lạ thường, vậy mới thấy được bàn tay khéo léo của những người dân đất Tổ. Cọ ỏm cùng những món ăn lạ mà bình dị khác đã góp phần khiến bao du khách không khỏi quyến luyến, trầm trồ, không nỡ rời xa miền đất bình yên, hồn hậu này. Không chỉ là một món ăn ngon, quả cọ còn là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin như vitamin A, vitamin beta-caroten, B1, B2, PP, C,...và một số khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho

3. Bánh Tai Giếng Thánh

Bánh Tai Phú Thọ có từ thời xa xưa của làng Phú Thọ, bánh có tên gọi khác là bánh Hòn. Bánh có hình dạng giống cái tai, được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn với công thức và những nguyên liệu đặc biệt khác, và không phải ai cũng làm được chiếc bánh Tai giếng Thánh đúng chuẩn hương vị đặc biệt vốn có. Ngày xưa, người ta không gọi là bánh tai đâu mà người ta gọi là bánh hòn. Dần dần thấy giống cái tai mới gọi là bánh tai thôi. Còn bánh tai nhà tôi có tên Giếng Thánh là bởi vì từ xưa các cụ nhà tôi là ở Giếng Thánh nên lấy tên đó luôn. Bây giờ chuyển ra đây gia đình vẫn giữ lại cái tên này
Bánh tai Phú Thọ có màu trắng đục, thơm mùi bột quện trong mùi thịt ngầy ngậy. Ăn từng miếng nhỏ mới cảm nhận hết dư vị của chiếc bánh. Bánh tai dễ ăn và nhiều người có thể dùng được bởi bánh được làm từ bột gạo tẻ nên rất lành, thường được dùng làm thứ quà ăn sáng.
Ẩm thực thị xã Phú Thọ thời xa xưa, bánh tai thường được ăn kèm với cháo gạo tẻ, cháo bột thái, chỉ cần chút nước mắm ngon hòa sẵn. Mỗi bát cháo ấy cắt thêm 1, 2 cái bánh tai vào vừa dễ ăn vừa chóng no, có thể lao động suốt buổi sáng. Ngày nay, tùy khẩu vị có người mua bánh về nhà, chấm thêm nước mắm vắt chanh, quất, ớt, tiêu… mà nhấm nháp thì ăn không biết ngán.
Để làm được chiếc bánh tai ngon thì trước tiên là phải chọn được loại gạo tẻ ngon, trắng, dẻo. Đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng của chiếc bánh.
Sau khi chọn được gạo, đãi thật sạch, ngâm nước từ 3- 4 tiếng, để ráo nước, đem giã hoặc nghiền nhỏ cho thật mịn. Nắm bột thành quả, bột phải kết dính chắc, rồi cho quả bột vào cối đá giã nhuyễn và đánh tơi cho đến khi đạt được độ dẻo cần thiết.
Nhân bánh được làm từ thịt lợn lẫn chút mỡ, giã nhỏ cùng với hành khô và nêm gia vị như: Hạt tiêu, muối, mì chính… Sau khi nặn bánh cùng với nhân, xếp bánh vào khay bằng nhôm hoặc chõ xôi hấp cách thủy khoảng 30 phút bánh sẽ chín.
Trong khi hấp cần để lửa thật to, nếu lửa nhỏ bánh sẽ không chín, điều tối kỵ trong làm bánh Tai là không được để bột vón cục, sẽ khiến bánh vừa mất đi thẩm mỹ lại ko còn vị ngon đặc trưng nữa.
Chiếc bánh đạt yêu cầu thì đảm bảo thơm mùi bột quyện trong mùi nhân thịt thơm ngầy ngậy. Khi ăn bánh sẽ có cảm giác dẻo, giòn, lượng mỡ nhỏ của nhân giúp ngấm đều cả chiếc bánh, tạo ra vị béo mà không ngán.
Khi bánh đã chín xếp ra đĩa để bớt nóng là dùng được cùng với nước chấm pha có vị hơi chua, ngọt và cay vừa phải.

4. Rêu Đá Người Mường

- Rêu đá là một trong những đặc sản của vùng Tây Bắc, đặc biệt là người Thái. Ngoài những món ngon nổi tiếng như thịt gác bếp, măng chua thì rêu đá là món ăn thường dùng để tiếp khách quý hoặc dùng để thưởng thức vào các ngày lễ, Tết. Rêu đá Phú Thọ là loài rêu nhơn nhớt, nhầy nhậy mọc trên những phiến đá dưới lòng suối. Trước đây, khi cuộc sống còn khó khăn, rêu đá chính là món ăn cứu biết bao đồng bào dân tộc miền núi thuộc xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ thoát khỏi cái đói. Nhưng bây giờ, bà con có thể tự hào giới thiệu với du khách đây là loại đặc sản có 1-0-2.
- Rêu đá chỉ sinh sống ở những nguồn nước sạch chưa bị ô nhiễm và thường được thu hoạch vào giữa đông, đầu xuân. Khi tiết trời sang thu, các cô gái trong thôn bản sẽ đi bắt rêu ở các con suối. Suối càng chảy xiết, rêu càng sạch và non. Rêu sau khi được bắt sẽ được bện thành những dây dài, sau đó rửa lại thật sạch bằng nước suối rồi đem đi đập trên đá. Công việc đập rêu phải nhẫn nại, đập và rửa rêu nhiều lần cho đến khi rêu quấn quện vào nhau như chiếc áo vắt, tiếp đó bắt đầu tỉ mẩn vạch từng sợi rêu để nhặt cỏ rác, đá sỏi lẫn trong rêu. Khi rêu đã sạch và mềm, cho chút nước mắm, muối, tỏi, hạt dổi, hạt mắc khén (một loại hạt cay, thơm nức chỉ mọc trong rừng), ớt, gừng, lá chanh, một chút lá đu đủ bánh tẻ băm nhỏ rồi gói gọn trong chiếc lá chuối tươi, sau đó vần trên than nóng. Rêu vần trên than nóng càng lâu thì món rêu sẽ càng nhừ và càng ngon. Công đoạn sơ chế tốn khá nhiều thời gian mới có thể loại bỏ hết bụi bẩn, vì vậy cần người thực sự kiên nhẫn. Người Mường thường gói rêu vào trong lá chuối, lá dong hay lá đu đủ rồi vùi vào trong lớp than đỏ hồng. Trước khi nướng, rêu được ướp với gia vị như muối, bột ngọt, mỡ lợn, hành lá và tỏi thái lát. Rêu nướng chín có mùi hơi nồng, vị béo ngậy, rất mềm mà không bị ngấy. Tỏi, hành góp phần làm tăng thêm hương vị cho món ăn, khiến thực khách ăn mãi mà chẳng biết chán.
Một cụ già người Mường cho biết: “Loài rêu đá ở đây không phải bỗng dưng mà có đâu nhé! Từ lâu lắm rồi, trên dãy núi mẹ Lia có người Mường và người Dao cùng chung sống, người Dao sống ở trên núi, còn người Mường sống ở chân núi. Trong một lần đi hái củi trên rừng, chàng trai Mường gặp một cô gái Dao có da trắng, tóc dài, má hồng đang đi hái măng. Sau đó, hai người yêu nhau tha thiết nhưng bị gia đình chia cắt, ngăn cản. Cô gái Dao không được lấy chàng trai Mường nên buồn tủi ngày đêm ngồi khóc đến độ nước mắt chảy dài thành dòng suối Thân. Chàng trai Mường không lấy được người yêu cũng si tình ra suối tự vẫn, chàng biến thành viên đá, còn cô gái biến thành rêu ôm ấp quanh chàng. Có lẽ vì thế mà rêu suối Thân là ngon nhất, đặc biệt nhất vùng Tây Bắc này đây”
Theo đồng bào nơi đây, ngoài việc là món ăn ngon, rêu đá còn là phương thuốc chữa bệnh giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, bình ổn huyết áp cho cơ thể. Trong quan niệm của họ, rêu đá là món ăn không thể thiếu vì nó có tác dụng chống ngã nước, sốt rét, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sơn lam chướng khí.
Quan niệm rêu đá là lộc trời, hái được nhiều sẽ có nhiều tài lộc nên mỗi lần đi hái rêu, họ lại cười nói rôm rả, vui như trẩy hội. Cũng nhờ những buổi hái rêu mà không ít mối tình đẹp của trai gái các thôn bản đã nảy sinh, tạo nên một không gian giao lưu văn hóa Mường - Dao rất đặc biệt.

5. Xáo Chuối

Đối với người vùng quê Lâm Thao, Phú Thọ, có lẽ điều làm họ nhớ nhất về ẩm thực quê hương là món xáo chuối – món ăn dân giã, quen thuộc của tuổi thơ bình dị, mang đậm hương vị của đồng đất ven sông. Vì là đất trồng chuối nên người Lâm Thao không ai là không biết tới món xáo chuối nổi tiếng của quê hương mình. Món ăn này được chế biến từ những quả chuối còn xanh, xương sườn lợn, một chút tiết lợn, một ít riềng, vài thìa nước tương. Chuối để nấu xáo nhất thiết phải là chuối tiêu. Mà cũng phải là thứ chuối tiêu bánh tẻ vừa độ, nghĩa là không non quá, cũng không già quá. Bởi vì nếu là chuối non, với những quả còn chưa rụng hết tua đen, thì khi nấu lên, món ăn sẽ chát đen và thiếu độ sánh ngậy của bột quả. Nếu là chuối già, cuối quả đã tròn múp, tua đen đã rụng sạch nhẵn, thì nấu lên sẽ bị cứng sượng.
Cách chế biến món ăn này cũng khá đơn giản:
Trước tiên quả chuối được rửa sạch, tước vỏ, cắt khúc rồi bổ đôi ngâm vào chậu nước muối để chuối ra hết nhựa đen, được một lúc thì rửa sạch rồi để cho ráo nước. Xương lợn được rửa sạch chặt từng khúc ngắn ướp với muối, mì chính rồi cho vào một cái nồi với một ít mỡ xào sơ qua. Tiếp đó, trút chuối vào cùng với một ít riềng giã nhỏ, một ít nước tương đảo đều. Khi tất cả nguyên liệu ngấm gia vị thì đổ nước săm sắp rồi đun cho đến khi chuối và xương đều chín nhừ thì cho tiết lợn đánh nhuyễn vào nồi và đun tiếp. Mẻ chua cho vào món xáo chuối chỉ là cho thoáng qua, lấy mùi thơm, vị chua dịu. Cũng có nhà thay vì cho mẻ cơm, thì lại cho tương nếp và cho riềng giã nhỏ vào. Màu bát xáo chuối Lâm Thao ngả nâu như màu cánh gián. Ăn hơi có vị như món rựa mận, thơm ngon, lạ miệng. Cuối cùng, khi nồi chuối đã sánh đặc, thì dùng đôi đũa cả to đánh thật mạnh cho nồi xáo đặc sánh và cho thêm đôi ba thìa nước mắm, tùy nồi xáo to hay nhỏ để lấy mùi thơm. Chừng nào ngửi thấy mùi thơm hơi sem sém lửa ở đáy nồi bắt đầu bốc lên, là lúc món ăn gần như đã hoàn thành.
Trước khi bắc nồi xáo chuối ra khỏi bếp, có thể cho thêm lá lốt, tía tô, xương sông, mùi tàu thái nhỏ và mấy lát ớt tươi. Một số nơi, người ta cũng thêm vào món xáo chuối cổ truyền mấy miếng thịt ba chỉ hay thịt nách, hoặc ít sườn sụn. Chúng được thái xúc xắc, phi hành mỡ rang vàng cùng chút nước mắm, hạt tiêu. Sau đó trút vào nồi xáo chuối lúc đã quấy gần được. Có gia đình cho thêm một bát hạt lạc sống giã giập khi quấy xáo chuối, hoặc cho thêm mấy miếng đậu phụ thái nhỏ rán vàng ăn cũng rất thú vị.
Khi nấu xong, xáo chuối được múc ra tô, ăn nóng là ngon nhất. Món ăn này đem đến một hương vị khó quên bởi vị ngọt được tiết ra từ xương lợn, vị bùi bùi, mềm dẻo của chuối xanh, hay vị đậm đà của của tương bần. Nếu như trước kia, xáo chuối là món ăn sang, chỉ được nấu trong những dịp có công to việc lớn của người Lâm Thao, thì nay nó lại là món ăn rất thân thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày. Từ xưa cho đến tận bây giờ, món xáo chuối vẫn là một món ăn bản sắc, góp mặt trong thực đơn của đám cưới, đám hỏi hay thậm chí đám hiếu… mà khó có thể thay thế được.
Ý kiến bạn đọc