Hang Lạng - Đột kích vẻ đẹp huyền bí Phú Thọ

Thứ ba, 08/08/2023, 15:58 GMT+7

Hang Lạng - Đột kích vẻ đẹp huyền bí Phú Thọ

Ðến với Xuân Sơn, du khách không thể không đến hang Lạng, một kỳ tích thiên nhiên làm say đắm lòng người. Hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, cửa vào hang nhìn thẳng ra cánh đồng Mường Lạng. Hang Lạng là hang lớn nhất, dài nhất trong số hang động thạch nhũ ở Xuân Sơn. Vòm hang Lạng có chỗ cao đến mười lăm, hai mươi mét và chiều rộng cũng cỡ khoảng như vậy. Hang chạy dài, dọc dãy núi đá vôi. Chạy dọc đáy hang là một con suối lớn. Nhiều chỗ thạch nhũ buông xuống, qua hàng triệu triệu năm đã tạo nên muôn hình ngàn dạng như ngàn vạn toà thờ Phật, thờ thần. Lại có nhiều trụ cột, được thiên nhiên đắp, vẽ, điểm tô, chống từ đáy hang lên vòm trần như các cột nối từ cõi âm ti lên đỉnh thiên đàng.
Hang Lạng rộng và dài đủ cho hàng ngàn người cùng vào chiêm ngưỡng. Từ bên ngoài nhìn vào trong, ấn tượng đầu tiên của phần nhiều du khách đó chính là sự hùng vĩ, thoáng rộng và chạy dài bất tận của hàng. Và không nói ngoa khi người ta ví hang Lạng rộng và dài đủ cho hàng ngàn lượt du khách vào chiêm ngưỡng cùng một lúc. Vào sâu bên trong, lữ khách sẽ bị lôi cuốn và thêm sự phấn khích giống như mình đang lạc vào trong thế giới huyền bí và ảo diệu với những khối thạch nhũ phát sáng đẹp lạ thường. Những con suối trong hang chảy tí tách và nổi bật lên những đàn cá măng, cá ngạnh... Trong lòng hang Lạng có nhiều khối thạch nhũ buông xuống tạo nên hình khối đẹp và ấn tượng. Đan xen với những khối thạch nhũ đó là những trụ cột được tạo hóa tô vẽ, bồi đắp từ bao lâu nay chống từ đáy hang lên đến vòm trần nhìn rất ảo diệu. Phải trực tiếp tận mắt ngắm nhìn với cảm nhận được vẻ đẹp huyền ảo, bí ẩn của những khối thạch nhũ mang đến. Vẻ đẹp của thạch nhũ, trụ đá hòa cùng với ánh đèn, ánh đuốc sáng rực trong hang phản chiếu qua dòng suối đã tạo lên một nguồn sáng long lanh huyền ảo, kỳ vĩ lay động lòng người.
Đặc biệt hơn cả là những hang động núi đá vôi - nơi mà các nhũ đá thường xỉn thành một màu xám, các nhũ đá ở hang Lạng sáng trắng và nhiều chỗ lấp lánh hồng tía nhìn rất lạ mắt và hút hồn người xem. Đó cũng là lý do vì sao lại thu hút nhiều du khách đổ về đây để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ của hang Lạng. Theo những người dân địa phương nơi đây kể lại, từ xa xưa, dân làng Xuân Sơn đã thờ vị thần hang Lạng. Truyền thuyết kể lại rằng: vị thần thờ là con rắn hóa thân thành chàng trai tuấn tú, khôi ngô thường giúp việc nhà Thổ Lang tại xóm Lạng. Chàng trai chăm chỉ và làm được việc. Có những hôm, chàng còn giúp con gái Thổ Lang là nàng Bạch trong việc gặt cấy ngoài đồng. Với sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của mình chàng trai tuấn tú ấy được nhiều người yêu mến. Dù đã cố dấu hình dáng thật của mình nhưng rồi chàng bị phát hiện và bị quan Thổ Lang đuổi đi và cấm không cho con gái tiếp xúc với chàng. Thế rồi, trong một hôm dệt vải thì con sợi bị bắn văng xuống ao, nàng Bạch lội xuống nhặt con sợi lên nhưng không may về thì bị ốm và chết. Dân làng xóm Lạng xôn xao, quan Thổ Lang cho rằng con gái mình đã bị rắn thần bắt về làm vợ. Sau đó, để cho rắn không lấy được thân xác của nàng thì dân làng đã đem nàng Bạch lên đỉnh núi Ten chôn cất. Và không chịu việc sắp xếp như thế, rắn thần đã hô mưa, gọi gió cho dân làng trong suốt nhiều ngày liền và biến vùng đất nơi đây thành sông suối để mang xác nàng Bạch về hang mình. Từ đó, người dân xóm Lạng đã cúng thờ thần rắn và nàng Bạch với mong ước mưa thuận gió hòa để phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
Cũng từ truyền thuyết đó mà Hang Lạng Phú Thọ đã được coi là thủy cung của thần bảo vệ xóm Lạng. Đến tận ngày nay, người ta mới dựng thêm đình Lạng để những ngày lễ tết cầu tế thần linh phù hộ cuộc sống êm ấm, cuộc sống no đủ, thịnh vượng. Và cứ hàng năm vào lễ cầu mua, lễ mở cửa rừng, ngày kỵ của vợ thần...người dân nơi đây lại tổ chức tế lễ tại đình Lạng sôi nổi. Lễ cúng thần bao giờ cũng có gạo và trứng. Gạo là sản phẩm của lúa nước, là âm tính thuộc về thế giới của loài rắn sống dưới nước. Còn trứng biểu tượng cho chim ở trên rừng thuộc về dương. Truyền thuyết thần hang Lạng và tục thờ cũng của người Mường Xuân Sơn phản ánh tư duy thần thoại của tộc người Việt cổ làm lúa nước sống ở vùng Xuân Sơn này. Thần tích này cùng mô típ với thần thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ chỉ khác ở chỗ là nó xuất hiện ở thời kỳ hình thái đã phát triển khá cao, có hôn nhân một vợ một chồng, chế độ mẫu hệ đã bàn giao quyền sang cho người đàn ông. Vợ phải sang ở nhà chồng. ở đây nàng Bạch đã phải sang Thủy cung sống với chồng là con rắn trắng 
Ý kiến bạn đọc