Khu Di Tích Phủ Dầy - Tứ Phủ Thánh Mẫu Nam Định
- Khu di tích Phủ Dầy (còn ghi là Phủ Dày, Phủ Giày, Phủ Giầy) thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng có giá trị cao về mặt nghệ thuật, gắn liền với việc thờ phụng bà Chúa Liễu Hạnh - một trong “tứ bất tử” được dân gian kính cẩn suy tôn.
- Quần thể di tích Phủ Dầy còn được xem như “cái nôi”, và là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, gồm: Thiên phủ (miền trời) - Nhạc phủ (miền rừng núi) - Thoải phủ (miền sông nước). Đứng đầu mỗi phủ là một vị Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Đệ Nhất) cai quản bầu trời, Mẫu Thượng Ngàn (Mẫu Đệ Nhị) trông coi miền rừng núi, và Mẫu Thoải (Mẫu Đệ Tam) trông coi miền sông nước.
1. Kiến trúc độc đáo Phủ Dầy Nam Định
- Quần thể Phủ Dầy có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền chặt chẽ với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2, đó là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.
+ Phủ Tiên Hương (phủ chính): Là một công trình có kiến trúc đẹp được xây dựng từ thời Cảnh Trị nhà Lê (1663 – 1671), đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ tròn, rồi đến một sân rộng, sau đó là 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái: nhà bia, nhà trống, nhà chiêng là nơi đón khách tới hành hương. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt bằng đá chạm khắc hình rồng vớt đường nét tinh xảo. Điện thờ chính của Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được chạm khắc tinh vi các hình ảnh rồng, phượng, hổ…. Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo.
+ Phủ Vân Cát: cách phủ Chính không xa và cũng có đền thờ Thánh Mẫu. Phủ được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng Tây Bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước là hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu, 3 gian, mái cong, sau hồ là hệ thống cửa Ngọ môn với 5 gác lầu. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.
+ Lăng Bà Chúa Liễu: nằm bên cạnh phủ Chính được xây dựng vào năm 1938. Lăng được xây dựng toàn bộ bằng đá xanh, chạm trổ hoa văn đẹp tinh xảo, là khu vực hình chữ nhật với tổng diện tích 625m2, gồm có cửa vào lăng theo hướng đông tây, nam bắc. Các cửa đều có trụ cổng trên đắp hình búp sen. Giữa lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh chừng 1m. Toàn lăng có tổng cộng 60 búp sen, tạo điểm ấn tượng riêng biệt cho lăng của vị thần chủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
2. Thời điểm thích hợp để tham quan Phủ Dầy
- Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày diễn ra lễ hội Phủ Dầy nhộn nhịp cả vùng. Đây là lễ hội được đánh giá là một trong 10 lễ hội đầu năm độc đáo tại Việt Nam. Đến đây vào thời điểm này bạn không chỉ tận hưởng được không khí mát mẻ mà còn có thể tham gia trải nghiệm nét văn hóa của vùng đất này.
- Đền phủ Dầy là một quần thể đền thơ gồm nhiều ngôi đèn nhỏ ghép lại. Nhưng đặc biệt nhất là kiến trúc đền thờ bà chúa Liễu Hạnh (phủ chính), ngay sát chợ Viềng. Và nhiều kiến trúc còn lại là Tiên Hương, Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh. Phủ Tiên Hương là đền chính của Mẫu Liễu Hạnh và thờ bên chồng của Mẫu, còn phủ Vân Cát và Phủ Tổ là nơi thờ Mẫu và bên ngoại (bên bố mẹ đẻ) của Mẫu
- Đi từ Hải Phòng, Thái Bình, TP Nam Định: bạn di chuyển theo quốc lộ 10, qua khu công nghiệp Hòa Xá Nam Định. Tại đây có 2 lựa chọn cho bạn, một là đi thêm 10km tới TT. Gôi rẻ phải lên Phủ Dầy 4km. Hai là đi từ TP. Nam Định bạn theo quốc lộ 38B (đường 12 cũ) – qua cầu An Duyên – qua cầu Bất Di khoảng 2km là đến ngã 3 Dần – chợ Viềng Phủ, rồi rẽ trái một đoạn nữa chừng 1 km là đến Khu di tích.
Thu Duc Travel đơn vị cho thuê xe du lịch từ 4 - 47 chỗ toàn quốc
- Đi từ hướng Hà Nội về Nam Định: Bạn đi theo cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình về hướng Nam Định, tới giao cắt Hà Nam - Phủ Lý, tiếp tục rẻ xuồng đường 21A cũ tiếp tục đi theo vê Nam Định chừng 12km. Bạn qua cầu Họ, qua công viên nghĩa trang Thanh Bình và rẽ phải vào đường tỉnh lộ 56. tiếp tục đi chừng 10km, qua Ngã tư Đồng đội là tới địa phận Phủ Giầy.
- Nếu đi từ các tỉnh khu vực miền Nam bạn có thể đặt vé máy bay đến Hà Nội tại Thu Duc Travel rồi di chuyển theo hướng dẫn trên.
Book vé máy bay giá rẻ tại Thu Duc Travel để nhận được nhiều ưu đãi nhé!!
- Phủ Dầy còn gọi là Phủ Giầy hay Phủ Giày. Mỗi tên gọi được gắn với những huyền thoại khác nhau về vùng đất. Phủ Giầy xuất phát từ truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá nhớ thương gia đình, chồng con nên đã để lại một chiếc giầy ở trần gian trước khi về thượng giới hoặc có huyền thoại: Vua đi qua vùng này và nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó được tặng một đôi giày nên đã lập nơi thờ tự và gọi đó là Phủ Dầy.
6. Những lưu ý khi đi du lịch Phủ Dầy
- Mang theo các loại mũ nón, ô dù tránh trường hợp mưa nắng.
- Khi tới lễ hội Phủ Dầy nên chuẩn bị đầy đủ lễ và ăn mặc trang nghiêm.
- Bảo quản tư trang cẩn thận tránh trường hợp mất cắp vì lễ hội rất đông người.
- Tránh sờ vào các hiện vật trong chùa và không nên chụp hình.
- Có thể mua đặc sản kẹo sìu châu hoặc bánh nhãn làm về quà cho người thân, bạn bè.
7. MỘT SỐ TOUR DU LỊCH NAM ĐỊNH THAM KHẢO
- TOUR DU LỊCH HÀ NỘI - NAM ĐỊNH 2N1Đ - KHÁM PHÁ NHỮNG NHÀ THỜ ĐẸP NHẤT VIỆT NAM
- TOUR DU LỊCH NAM ĐỊNH 1 NGÀY - TRẢI NGHIỆM NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ
- TOUR DU LỊCH HÀ NỘI - NAM ĐỊNH - ĐƯỜNG VỀ XỨ ĐẠO - 2 NGÀY 1 ĐÊM