Lễ hội truyền thống ở Đắk Lắk.
Đắk Lắk có nhiều truyền thống văn hóa khá đa dạng của nhiều dân tộc mang đậm bản sắc riêng. Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong kễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp cồng, chiêng. Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M’Nông…như các đàn đá, đàn T’rưng, đàn k’lông pút… Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những nét văn hóa đặc sắc, quý giá nhất của đồng bào Tây Nguyên nói chung và của du lịch Dak Lak nói riêng, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào năm 2005.
Với lợi thế là vị trí trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của Tây Nguyên mà Dak Lak thường xuyên được chọn làm nơi tổ chức lễ hội cồng chiêng, và đây cũng là lễ hội Dak Lak lớn nhất trong năm. Trong lễ hội, nghệ nhân của các tỉnh sẽ lên biểu diễn không gian văn hóa của dân tộc và tỉnh mình. Cồng chiêng bao giờ cũng đi theo bộ và được diễn xướng tập thể, mỗi dân tộc lại có một bộ khác nhau, khi biểu diễn, mỗi người nghệ sĩ lại đảm nhận một nhạc cụ, tạo nên dàn hợp xướng âm thanh vô cùng đặc sắc.
Lễ hội cồng chiêng phản ánh văn hóa, cuộc sống và khát khao mơ ước của đồng bào Tây Nguyên, đồng thời cũng là vật tâm linh linh thiêng được người dân gìn giữ, bảo tồn và truyền qua nhiều thế hệ
Lễ hội đua voi thường được tổ chức vào tháng 3 dương lịch, hai năm diễn ra một lần, là một trong những lễ hội Dak Lak được yêu thích và mong chờ nhất. Buôn Đôn là nơi được chọn để tổ chức lễ hội vì đây là cái nôi của săn bắt cũng như thuần dưỡng voi rừng.
Những chú voi khỏe mạnh được tập hợp từ nhiều buôn làng kéo về dự hội vô cùng náo nhiệt. Sân đua voi là một bãi đất rất rộng với chiều dài khoảng 500 mét và chiều rộng đủ cho khoảng 30 chú vui đứng xếp hàng chờ đua. Khi vào cuộc đua, các nài voi cho voi của mình đứng ngay ngắn trước vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh từ tiếng tù và, đàn voi chạy hăng hái tiến về phía trước. Âm thanh cồng chiêng và tiếng cổ vũ hò reo vang cả một góc trời.
Đua voi diễn ra dưới nhiều hình thức như thi chạy đua, thi kéo cây, ném gỗ, bơi sông, đá bóng… các chú voi được điều khiển bởi các nài voi vô cùng khéo léo tài tình. Chú voi thắng cuộc được thưởng vòng nguyệt quế và nhiều đồ ăn ngon.
Bên cạnh lễ hội đua voi thì còn có một số lễ hội liên quan đến voi khác mà người Dak Lak tổ chức, đó là lễ cưới cho voi, lễ cúng sức khỏe cho voi, lễ cúng cắt ngà voi. Voi là loài vật được đồng bào Tây Nguyên rất coi trọng, không chỉ là tài sản, còn là người bạn, là hiện thân của núi rừng…, voi có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống thường nhật lẫn tâm linh. Chính vì vậy mà các hoạt động như lễ cưới, cắt ngà voi đều được tổ chức cẩn thận để xin phép thần linh. Đây chính là một nét độc đáo của lễ hội Dak Lak.
Lễ hội đâm trâu (hay còn gọi là Koh Kpo hoặc Groong Kpo Tonơi) được người Banar tổ chức, diễn ra vào khoảng tháng Chạp tới tháng 3 âm lịch. Đây là một trong các lễ hội Dak Lak chào đón năm mới, cầu sức khỏe cho đồng bào và cầu cho một năm mùa màng tốt tươi, bội thu.
Lễ hội diễn ra tại nhà rông, dân trong bản làng ăn mặc đẹp đẽ, cùng tụ họp để tham gia. Ngày diễn ra lễ hội, chọn một bãi đất trống để mời thần linh về chứng kiến, quan trọng nhất là các trụ gỗ dùng để buộc trâu phải thật chắc chắn, ngoài ra còn được trang trí bằng tre nứa, vải dệt, các chùm ống chiên gió…
Sau khi già làng cúng tế xong, trai tráng khỏe mạnh đầu chít khăn đỏ, tay cầm chiên gươm đi vòng tròn để đâm trau, dân làng và phụ nữ đứng vòng tròn bên ngoài đánh cồng chiêng và hò reo cổ vũ xung quanh. Trâu khi chết được xẻ thịt chia cho buôn làng, một phần để uống rượu chung tại nhà rông, ngoài ra còn có nhảy múa quanh lửa vào ban đêm…
Lễ cúng lúa trổ bông diễn ra vào khoảng tháng 9 tới tháng 11, khi cây lúa đã ngậm đòng và chuẩn bị trổ bông, với ước muốn cầu xin thần linh phù hộ cho cây lúa được trổ bông đều, nhiều hạt và bội thu.
Lễ vật cúng khá đơn giản, không cần chuẩn bị quá cầu kỳ gồm có ché rượu cần, con gà, con heo và cây nêu làm từ cây lồ ô. Sau khi bầy lễ vật, thầy cúng sẽ đọc bài cúng, dân làng ngồi phía sau để khấn cầu. Cây nêu được cắm trên rẫy ngụ ý rằng thần linh về ngự trên cây và giữ cho hồn lúa được ở yên, an tâm lớn mạnh.
Khi mùa màng đã được thu hoạch xong xuôi, lúa thóc được phơi đây khắp sân, cũng là lúc người Tây Nguyên náo nức chuẩn bị lễ ăn mừng cơm mới (hay còn được gọi là lễ mừng lúa mới). Đây là một trong những lễ hội Dak Lak ý nghĩa và được mong chờ nhất trong năm
Người Tây Nguyên quan niệm rằng sau khi lúa được đưa về nhà, bữa cơm đầu tiên nấu từ gạo mới sẽ đem đi cúng thần linh để báo cáo thành quả lao động của một năm, cảm tạ thần linh, đất trời, ông bà tổ tiên đã phù hộ để mùa màng bội thu, cây trai xanh tốt.
Lễ hội mừng cơm mới diễn ra trong không khí tươi vui, sau nghi lễ cúng là phần hội được tổ chúc tại nhà rông, quây quần bên nhau thưởng thức các món ăn trong ẩm thực Dak Lak, uống rượu cần, đánh cồng chiêng…
Người dân Tây Nguyên quan niệm rằng con người sau khi chết đi, hồn phải trải qua 7 lần chết nữa thì mới hóa thành giọt sương và đầu thai tiếp làm người. Người chết được xây mồ cẩn thận với các tượng gỗ bao quanh nhà mồ.
Lễ bỏ mả thực chất là để cầu cho linh hồn người đã khuất sớm được đầu thai, lễ bỏ mả thường được làm khi người chết từ một đến ba năm, thời gian tùy vào điều kiện của gia chủ, khi nào đủ trâu bò, rượu thì làm.
Đây là một trong những lễ hội Dak Lak cực kỳ quan trọng vì liên quan đến tâm linh và luân hồi kiếp sau của con người nên được tiến hành cẩn thận. Nghi thức chính của lễ bỏ mả được diễn ra tại một khoảng đất rộng ở nghĩa địa, có bàn cúng người chết, có rượu và trâu bò xẻ thịt để chia cho người tham dự.
Lễ bỏ mả là một lễ hội gắn với việc tang lễ nhưng lại rất vui vẻ, hào sảng như một ngày hội. Bởi vì sau lễ này, linh hồn người chết sẽ siêu thoát chuyển sang kiếp khác. Họ quan niệm, nếu nghi lễ bỏ mả càng sớm thì linh hồn người chết càng sớm được nhập hồi sinh mà quy về dương thế, sống với đồng tộc. Do đó đây được xem là một nét văn hóa rất đẹp của người dân tộc Ê đê và đang ngày càng được chú ý giữ gìn và bảo vệ.
Lễ cúng diễn ra vào lúc 9 giờ 30 phút tại khoảng đất cách bến nước làng Biah chừng 200 m. Sau đó là lễ rước nước và lễ vật ra cúng tạ thần linh ở bến nước bên bờ sông Tul. Lễ vật cúng bến nước gồm 1 con heo, 2 con gà và 5 ghè rượu. Trên vuông đất trống làm đàn cúng tế, nước được lấy từ dưới bến lên đựng vào trong 1 cái nồi đồng lớn; phía sau là 5 ghè rượu buộc vào các cọc tre đóng sâu vào nền đất. Dân làng tập trung đốt lửa mổ heo, cắt lấy cái đầu, đuôi, một ít thịt và nội tạng bỏ vào một cái mẹt lớn đặt sát chiếc ghè đầu tiên. 2 con gà được giết thịt, nhổ lông để cạnh 2 chiếc ghè cuối cùng. Lễ cúng cũng không thể thiếu 1 chiếc trống lớn cùng dàn chiêng cổ để diễn tấu.
Đến giờ làm lễ, già làng Rô Ngớt với vai trò chủ tế và ông Kpă Krel là phụ tá trong trang phục truyền thống của người Jrai bước ra đứng trước nồi nước lớn, hướng mặt về phía bến nước cất lời khấn. Dàn cồng chiêng và trống lớn bắt đầu ngân vang giúp đưa lời khấn thông linh với các vị thần. Hết bài khấn, chủ tế múc một bát nước lớn đặt lên ghè rượu đầu tiên nơi có mâm thịt heo là lễ vật cúng, sau đó bắt đầu khấn. Các già làng tiếp tục tấu lên hồi chiêng, trống ngân vang. Chủ tế vừa khấn vừa 3 lần múc nước đổ vào 5 ghè rượu.
Sau khi cúng xong, chủ tế rút trong các ghè rượu ra một bát rượu lớn rồi nhón lấy mấy miếng thịt heo trong mâm lễ vật bỏ vào bát. Chủ tế đi trước, 2 tay bưng bát lễ vật đó cùng với phụ tá và một người phụ nữ lớn tuổi rước xuống bến nước nơi bờ sông Tul, đi theo sau là dân làng cùng quan khách.
Đến bến nước, chủ tế Rô Ngớt đứng lại cất lời khấn, tiếp đó ngồi xuống đổ bát rượu và lễ vật xuống bờ sông với ngụ ý dâng cho Thần nước. Kết thúc lễ cúng ở bờ sông, chủ tế và dân làng cùng quan khách về lại bãi đất trống làm lễ cúng ban đầu để cùng giao lưu.
Theo quan niệm của người Jrai, nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Không có nước thì không thể tồn tại. Khi lập làng, người Jrai thường chọn nơi gần sông suối để có nguồn nước nuôi dưỡng sự sống và phục vụ lao động sản xuất. Mỗi làng Jrai thường có 1 bến nước riêng. Đây cũng là nơi mọi người gặp nhau sau một ngày lao động vất vả, thông tin và chia sẻ bao nỗi buồn vui. Già làng kiêm chủ tế Rô Ngớt cho hay: Lễ cúng bến nước của người Jrai (còn gọi là Tring Prin Ia) thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới hay thời điểm bắt đầu mùa mưa để tạ ơn Thần nước, cầu mong Thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, làm ăn được mùa bội thu, vạn vật trong làng đều mạnh khỏe, không có bệnh tật xảy ra.
8. Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột
Cà phê là cây trồng chủ đạo của nền nông nghiệp Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng vì vậy không có gì lạ khi ở đây tổ chức hội cà phê nằm tôn vinh loại cây trồng đã giúp đời sống của bà con Đắk Lắk trở nên khấm khá hơn.
Đây là lễ hội mang tầm vóc quốc gia được tổ chức 2 năm một lần tại thành phố Buôn Mê Thuột - trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội chỉ mới bắt đầu vào năm 2005 nhưng đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân Tây Nguyên.
Ngoài quảng bá, tôn vinh cà phê và các sản phẩm làm từ nó, lễ hội còn thu hút khách du lịch bởi những hoạt động thú vị mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên như: tổ chức diễn tấu cồng chiêng, đi cà kheo, lễ diễu hành của voi và những hoạt động thể thao khác,...