Chùa Cổ Lễ Nam Định - Nơi Hội Tụ Những Giá Trị Văn Hóa Dân Gian
- Chùa Cổ Lễ hay Quang Thần Tự là một ngôi chùa nằm ở thị trấn cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, cách trung tâm TP. Nam Định khoàng 20km.
- Chùa Cổ Lễ được xây dựng vào thời Lý Trần Tông do quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập để thờ Phật. Chùa đầu tiên được xây dựng bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ. Tuy nhiên sau đó chùa đã bị đổ nát. Đến năm 1902, sư Phạm Quang Tuyên về đây trụ trì đã cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc "Nhất Thốc Lâu Đài" với kiến trúc Gothic giống như kiến trúc nhà thờ Công giao. Sau đó chùa được trùng tu nhiều lần bằng vật liệu gạch, mật mía, vôi vữa, giấy bản tạo nên độ kết cấu vững chắc.
- Ngôi chùa hiện nay là do Hòa thượng Phạm Quang Tuyên cho thiết kế và xây dựng vào năm 1920 bằng những vật liệu truyền thống gồm gạch và vữa làm từ vôi, mật mía, giấy bản. Chùa là một quần thể kiến trúc có bố cục tiêu biểu cho chùa miền Bắc từ tam quan, tháp, chùa chính, hội quán, nhà tổ, đền thờ. Sự bố trí khéo léo giữa các kiến trúc và khoảng sân vườn làm người ta có cảm giác chùa rộng lớn hơn diện tích thực. Sau nhiều lần trùng tu chùa Cổ Lễ đã trở thành một danh lam ở vùng đồng bằng sông Hồng.
2. Chỉ dẫn phương tiện, đường đi Chùa Cổ Lễ Nam Định
- Chùa Cổ Lễ nằm cách Hà Nội khoảng 100km nên du khách có thể tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân một cách dễ dàng hay đi xe ô tô khách tuyến Nam Định từ bến xe Giáp Bát, thuê xe du lịch,...
Thu Duc Travel đơn vị cho thuê xe du lịch từ 4 - 47 chỗ toàn quốc
- Đường đi xuất phát từ thành phố Hà Nội và đi về hướng CT20 và đi dọc theo con đường này. Đến nút giao Liêm Tuyền, đi bên phải và đi theo các biển báo cho Phủ Lý/Nam Định/Thái Bình. Tiếp tục chạy tầm 50km nữa theo QL1A là bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn vào chùa.
3. Nên đến Chùa vào thời gian nào là hợp lý?
- Hằng năm vào ngày 13 đến 16 tháng 9 âm lịch, lễ hội chùa Cổ Lễ được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian vui nhộn. Trò chơi rước Phật, đấu vật, cờ người… được chờ đợi nhất. Lễ hội được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không, ông tổ nghề đúc đồng. Với người dân, lễ hội này được ví như cái Tết thứ hai trong năm.
- Đến với lễ hội này, mỗi người không chỉ được chiêm ngưỡng những chi tiết tâm linh của Phật giáo mà còn được chiêm ngưỡng những nghi lễ văn hóa truyền thống của dân tộc. Điển hình như lễ rước Phật, hội vật, cờ người…, đặc biệt là hội thi bơi chải truyền thống được tổ chức cạnh chùa.
4. Những điểm tham quan bên trong ngôi Cổ Tự:
- Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa: Trước chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m, có 8 mặt, dựng năm 1927. Tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phía chùa. Con rùa được nằm giữa hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn núi giả khá lớn, cổ đắp bốn con voi to bằng voi Trong lòng tháp có cầu thang gồm 98 bậc xoắn ốc đến đỉnh.
- Tham quan khu tiền đường, toà chính cung: Chùa Cổ Lễ có sự kết hợp giữa những nét kiến trúc Đông – Tây. Và môi chính điện là một trong những công trình sở hữu sự pha trộn giữa Âu và Á, cổ và kim.
- Khám phá Kim Chung Bảo Các: Kim Chung Bảo Các hay gọi là gác chuông nằm ngay sau nhà thờ tổ với 3 tầng, 4 mặt. Gác chuông cao hơn 13m, được xây dựng vào năm 1997, hai tầng trên cùng treo chuông.
- Khám phá quả chuông chùa Cổ Lễ: Phía sau chùa Trình là một hồ nước rộng. Giữa hồ là quả chuông Đại Hồng Chung nặng 9.000kg, cao 4,2m. Đây là cũng là một trong những quả chuông chùa lớn nhất Việt Nam.
- Chiêm bái và đi lễ chùa Trình: Từ tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, bạn tiếp tục đi qua Cầu Cong ba nhịp bắc qua hồ Chu Tích. Cây cầu dẫn vào chùa Trình hay còn gọi là Hội quán Phật giáo được xây dựng vào năm 1936 và sau đó được trùng tu.
- Tìm hiểu về các hiện vật, di vật trong chùa Cổ Lễ: Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 4,20m ngồi trên đài sen trong tư thế thiền định cũng là một trong những di vật quý được lưu giữ tại chùa.
- Phật điện Thần Quang tự trong chùa cổ Lễ: Có hai chiếc cầu giả như động núi, gọi là cầu Núi, bắc qua hồ tới kiến trúc chính của Cổ Lễ, đó là chùa Thần Quang. Chính điện được thiết kế theo kiến trúc hài hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại.
5. Lưu ý khi đến tham quan chùa Cổ Lễ Nam Định
- Khi đi vào bên trong phòng thờ chú ý không được đứng hoặc quỳ ở giữa Phật điện. Đây là một trong những điều kiêng kỵ nên quỳ hoặc đứng lệch về bên trái hoặc bên phải để hành lễ.
- Chùa Cổ Lễ không cấm quay phim, chụp ảnh nhưng bạn nên hỏi trước ý kiến của các tăng ni. Xem khu vực nào được phép chụp ảnh, khu vực nào cấm hoặc hạn chế để tránh ảnh hưởng đến người khác.
- Giữ khung cảnh xanh mát, thanh tịnh nơi cửa chùa Cổ Lễ, các bạn nhớ để điện thoại ở chế độ im lặng. Nói chuyện vừa đủ nghe và đặc biệt không tự ý động chạm. Hay mang bất cứ thứ gì của chùa về nhà.
- Ngoài tâm trong sáng thì hình thức bên ngoài cũng là điều cần quan tâm khi đi chùa. Nhớ chọn trang phục khiêm tốn, lịch sự, nên mặc quần áo dài tay. Hoặc nếu mặc váy thì nên là một Váy dài đến đầu gối.
- Hãy là một tín đồ, một vị khách văn minh, thay vì vung vãi tiền lẻ khắp nơi. Bạn có thể ghi tên, công đức của mình vào hộp đựng giọt dầu, hương đèn trong chùa.
7. MỘT SỐ TOUR DU LỊCH NAM ĐỊNH THAM KHẢO
- TOUR DU LỊCH HÀ NỘI - NAM ĐỊNH 2N1Đ - KHÁM PHÁ NHỮNG NHÀ THỜ ĐẸP NHẤT VIỆT NAM
- TOUR DU LỊCH NAM ĐỊNH 1 NGÀY - TRẢI NGHIỆM NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ
- TOUR DU LỊCH HÀ NỘI - NAM ĐỊNH - ĐƯỜNG VỀ XỨ ĐẠO - 2 NGÀY 1 ĐÊM