Cẩm nang du lịch Thái Bình chi tiết từ A - Z

Thứ năm, 27/07/2023, 16:17 GMT+7
Cẩm nang du lịch Thái Bình chi tiết từ A - Z.

1. Tổng quan về du lịch Thái Bình:

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng. Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thái Bình, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía đông nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 75 km về phía tây nam. Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của Biển Đông.
Tuy chưa quá nổi bật trong danh sách những điểm đến tại Việt Nam, nhưng với nét đẹp hoang sơ và quyến rũ của Thái Bình đã dần được mọi người, đặc biệt là giới trẻ đến khám phá và trải nghiệm. Với nguồn tài nguyên quý giá là các di tích lịch sử, cổ vật lâu đời cho đến thiên nhiên là những bãi biển còn giữ nguyên nét hoang sơ, Thái Bình hiện nay dần trở thành một trong những điểm đến thú vị nhất tại Việt Nam.

2. Phương tiện di chuyển khi đi du lịch Thái Bình:

- Du khách khởi hành từ Hà Nội đi Thái Bình thường chọn cách di chuyển bằng máy bay, xe khách hoặc phương tiện cá nhân. 
- Nếu du khách ở các tỉnh lân cận TP. Hồ Chí Minh, có thể đi máy bay hoặc tàu hỏa, ô tô khách vào thành phố Hồ Chí Minh sau đó lựa chọn một trong những phương tiện để di chuyển tiếp đến Thái Bình sau đây. 
+ Máy bay: Hiện nay chỉ có các hãng hàng không quốc gia Vietjet Air, Vietnam Airlines, Bamboo Airwsays,… khai thác chuyến bay đi Thái Bình.
+ Xe khách: Đây cũng được xem là phương án tốt đở mất sức lực khi bạn phải đi oto, từ Tp. HCM bạn đặt vé đi Thái Bình bằng các phương tiện internet hiện nay hoặc bạn cũng có thể ra bến xe Miền Đông để mua vé, giá vé trung bình của tuyến này là 750.000đ. Thời gian chạy khoảng 35h, một số nhà xe uy tín tại tuyến này như: Hoàng Long, Lan Hương, Vĩnh Nhung...
+ Tàu hỏa: Thái Bình hiện chưa có ga tàu hỏa. Quý khách di chuyển đến Thái Bình có thể dừng lại tại ga Nam Định và ga Phủ Lý sau đó di chuyển bằng ô tô, xe máy đến Thái Bình.

3. Những điểm tham quan khi đi du lịch Thái Bình:

3.1. Bãi biển cồn Vành:

Bãi biển cồn Vành -  Với chiều dài bờ biển là 6km ôm dọc 56ha cánh rừng phi lao cực xinh. Đây là cảnh xinh khiến nhiều khách du lịch tò mò tìm đến đây khám phá. Tuy nhiên, nét kín đáo của nó lại là sự sống của 200 loài sinh vật quý hiếm đang sống tại đây. Nhờ dòng chảy và chế độ thủy động lực mà nó ngày đêm mang bùn cát vào tạo thành một cồn đất phẳng phiu với 2000ha. Vô tình tạo nên một hệ sinh thái rất tốt có tiềm năng phát triển du lịch và thương mại biển rất cao cho tỉnh Thái Bình.
Bãi biển cồn Vành có một bãi cát 6km mang màu cà phê sữa đá. Một bãi cát 100% do bùn cát bồi đắp mà tạo thành. Tuy thế nó lại có sức thú vị rất riêng của nó. Phù sa bùn đắp là thiên đường dưỡng chất rất tốt cho da và là nơi lý tưởng để thả mình trong làng nước trong lành mát mẻ thiên nhiên.
Bạn cũng có thể vừa bơi vừa ngắm lặng những đám rong tảo biển, những chú cá chú sứa đang bơi lội tung tăng. Phía trên là hàng phi lao xanh mát. Dưới chân hàng phi lao được tô điểm những thảm hoa muống biển khoe sắc tím mộng mơ.
Bãi biển cồn Vành còn rất hoang sơ và vắng người với thiên nhiên vô cùng mát mẻ. Nơi đây được cả thế giới công nhận là thiên đường sinh thái rừng ngập mặn thuộc khu vực lưu trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng. Đến đây ngoài tắm biển bạn còn cứ ngỡ như mình đang lạc vào thế giới thiên thần mộng mơ. Một thế giới mênh mông với chim cò bay lượn ngất trời mây. Một bức tranh thủy mặc của đời thường đích thực là đây.
Bãi biển cồn Vành nổi tiếng là điểm đón bình minh đẹp tuyệt vời nhất trong khu vực. Đây là một trong những khoảnh khắc vô cùng tuyệt xinh mà bất kỳ ai đi du lịch biển củng muốn trải nghiệm. Những tia nắng vàng đầu ngày cứ trải dài trên mặt biển.
Buổi ban chiều rãi chân qua những con đường đê nhỏ để ngắm hoàng hôn, đảo mắt chiêm ngưỡng bức tranh thủy mặc của khu rừng sinh thái ngặp mặt trên triền đê lộng gió. Không chỉ dành riêng cho việc tắm biển nơi đây còn là 1 địa điểm thú vị để chúng ta tổ chức tiệc ngoài trời hoặc cắm trại qua đêm cùng với những đóm lửa trại hung ấm ta bởi làn gió se lạnh của biển.

3.2. Bãi biển Cồn Đen Thái Bình

Bãi biển Cồn Đen Thái Bình nằm ở xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, cách thị trấn Diêm Điền khoảng 15km, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 40km. Với vị trí như vậy bạn hoàn toàn có thể di chuyển đến đây bằng nhiều loại phương tiện khác nhau, có thể là xe khách, xe máy hay đi xe bus từ trung tâm thành phố Thái Bình ra đến đây!
Địa hình tương đối bằng phẳng với dải cát dài khoảng 3km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700m, chỗ hẹp nhất 450m; được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Vào những ngày nắng nóng, đi dọc chiều dài khoảng 3 km của Cồn Đen, bạn sẽ cảm thấy dịu mát hơn khi ngắm những đợt sóng trắng xóa ào ạt xô bờ và dải thông xanh mướt đung đưa theo làn gió biển.
Nơi đây cũng có hệ sinh thái biển vô cùng phong phú mà bạn có thể thoải mái khám phá cả ngày. Hệ thống rừng ngập mặn phong phú hay những bông hoa muống biển tím biếc tô điểm tạo nên sự thú vị cho bờ biển Cồn Đen Thái Bình. Đến với nơi đây bạn cũng sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những loài động vật thủy sinh, các loài chim, trong đó có những loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ thế giới.
Đi dạo dọc rừng thông xanh trải dài theo cồn cát, cùng nhau khám phá thảm thực vật còn nguyên sơ, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (cây vẹt, bần, sú, hoa muống biển, dừa nước...), hòa mình vào không gian biển khơi bao la, cảm nhận vị mặn mòi của biển. Hơn thế nữa, du khách còn sẽ bị thu hút bởi sức hấp dẫn kỳ lạ của cồn cát nơi đây với "bức tường xanh" là rừng ngập mặn ven biển với 500 loài động vật thủy sinh và cỏ biển có giá trị.

3.3. Bãi biển Đồng Châu Thái Bình

Nằm cách trung tâm thành phố Thái Bình 30km về hướng đông. Khi đến với bãi biển Đồng Châu, bạn sẽ thực sự cảm nhận được sự trong lành, tươi mát của một vùng biển hoang sơ, rộng lớn.
Bãi biển Đồng Châu vẫn không khác nhiều sau hàng chục năm vẫn nét mộc mạc của một vùng quê ven biển dù có rất nhiều dịch vụ du lịch đã mọc lên. Khung cảnh bóng chiều hoàng hôn buông xuống những cô gái cặm cụi cào ngao làm cho cảnh vật nơi đây bình yên nhẹ nhàng sâu lắng.
Ngoài ra khi đến với bãi biển Đồng Châu bạn nên cố gặng dậy sớm một chút hoặc kéo dài thời gian ở lại bãi biển để có thể tận mắt ngắm nhìn hoàng hôn hoặc bình minh trên biển, không khí yên tĩnh trong lành, chỉ còn tiếng sóng vỗ vào bờ, nhìn mặt trời dần dần lặn xuống bạn sẽ thực sự cảm nhận được sự yên bình của vùng quê Thái Bình. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trải nghiệm cuộc sống cũng như văn hóa vùng biển với chính những người dân nơi đây như cào ngao, đi thuyền câu cá….
Mỗi khi đi du lịch biển chắc hẳn du khách nào cũng muốn thưởng tức những đặc sản mang mùi vị của biển mà du lịch biển thì đặc sản chắc chắn là những lọa hải san thơm ngon và tươi mới. Một lời khuyên đó chính là bạn có thể thưởng thức ngay trên biển tạo những quán ăn nho nhỏ gần bãi biển do chính những ngư dân dựng lên để phục vụ cho du khách, đó đều là hải sản tươi sống do chính họ đánh bắt được. Bạn nghĩ xem nếu kết hợp ẩm thực với không gian khoáng đảng của biển mát mẻ thì có phải quá tuyệt vời không.

3.4. Chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo có tên là “Thần Quang Tự”. Dân gian còn gọi ngôi chùa ở Thái Bình là Keo trên, phân biệt với chùa Keo dưới ở Nam Định, theo dòng chảy của con sông. Trải qua gần 400 năm với bao thăng trầm biến động của lịch sử, thiên tai, địch họa và nhiều lần tu bổ, song chùa Keo hiện vẫn tồn tại khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Toàn bộ khuôn viên chùa rộng hơn 41.500m2, gồm 16 tòa kiến trúc với 116 gian xây dựng.
Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là công trình có qui mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam, chứa đựng nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật nhỏ với nét riêng độc đáo, không nơi nào có, tiêu biểu như: Tam quan nội, tòa Giá roi, hành lang đông tây, gác chuông,...
Trên hương án còn chạm khắc lên tới 550 hoa sen, 435 hoa cúc, 24 hoa dây, lá, trúc, linh thú, mây lửa, ngọc báu... Đây là những đề tài mang đậm yếu tố nghệ thuật Phật giáo và Nho giáo, phản ánh đặc trưng tôn giáo tín ngưỡng của người Việt trong diễn trình lịch sử nói chung, thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII nói riêng. Hương án hiện được đặt trang trọng tại tòa ống muống tiếp giáp với tòa hậu cung của khu thờ Đức Thánh Dương Không Lộ.
Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim, không sử dụng đinh tán mà chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau. Mặc dù vậy qua mấy trăm năm, kết cấu của toàn bộ kiến trúc gỗ này vẫn rất chắc chắn. 
Toàn bộ mái chùa đều được lợp vảy cá mềm mại. Các kiến trúc đao loan uốn cong chạm trổ hình rồng, phượng, cá,.. rất tỉ mỉ công phu. Ở tam quan nội có bộ cửa gỗ chạm một đôi rồng và nhiều rồng con đang chầu nguyệt được xem là kiệt tác chạm khắc thế kỷ 17. Trong chùa có những pho tượng Phật được chạm khắc từ thế kỷ 17, 18, khánh đá và bộ chuông đồng ,.. đều là những di sản quý báu.
Hàng năm chùa Keo Thái Bình có hai ngày hội chính. Hội Xuân vào ngày mùng 4 tháng giêng và hội Thu vào trung tuần tháng chín âm lịch để suy tôn Thiền sư Không Lộ, là người con của làng Keo và có công dựng lên chùa Keo cũ.
Cùng với các nghi lễ độc đáo, lễ hội chùa Keo còn có các cuộc thi tài, các trò chơi dân gian đặc sắc như thi bắt vịt, thi nấu cơm, thi têm trầu,… Thông qua các trò chơi dân gian truyền thống, hình thức biểu diễn nghệ thuật phản ánh lối sống của vùng dân cư nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ nói chung, Thái Bình nói riêng.

3.5. Đền Đồng Bằng Thái Bình

Đền Đồng Bằng - Ngôi đền gắn liền với sự tích Vua cha Bát Hải. Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ 18, khi nước nhà bị ngoại bang xâm lấn, mặc dù đã chiêu tập binh hùng tướng mạnh chống đỡ nhưng thế giặc quá mạnh triều đình đã phải lập đàn Triệu Linh Sơn Tú Khí để nhờ giúp sức dẹp giặc.

Công trình kiến trúc đậm chất tâm linh xứ Bắc

Đền Đồng Bằng được ví như một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ bởi công trình này mang dáng vẻ đồ sộ với tầng tầng, lớp lớp các cung. Theo đó ngôi đền có 13 tòa, 66 gian liên hoàn thiết kế khép kín và được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo với hàng trăm câu đối được sơn son thếp vàng, các cuốn thư, chủ đền về quý linh, tứ quý, thiên nhiên đầy thần thoại, huyền ảo và sống động. Khu vực cổng đền được thiết kế theo kiểu vọng lầu tam rất hoành tráng, khi qua cổng tam quan, du khách sẽ đến với sân chính nội tự, đây là nơi tổ chức các hoạt động đại lễ, tế quan trọng.
Đền Đồng Bằng hiện vẫn là điểm đến tâm linh hút khách gần xa, nơi này giữ vị thế trung tâm trong quần thể di tích An Lễ và đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1986. Với người dân đền Đồng Bằng chính là nơi cực kỳ linh thiêng để họ đi trình về tạ, và một viên ngọc quý giữa vùng quê lúa.

3.6. Đền Tiên La Thái Bình

Đền Tiên La - Đền thờ Mẫu Tiên La - Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục. Đền có quy mô lớn và kiến trúc đẹp, đã được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1986. Đền thờ Mẫu Tiên La - Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục (hay còn gọi Bát Nàn tướng quân), một nữ tướng lừng danh dưới thời Hai Bà Trưng, đã có công đánh quân xâm lược phương Bắc.

Lịch sử

Người dân trong vùng lưu truyền câu chuyện về nữ tướng Vũ Thị Thục (thường gọi là Thục Nương) cũng trùng với nội dung sử sách còn lưu lại trong đền. Sinh ra trong một gia đình làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người, Thục Nương lớn lên không chỉ đẹp người, đẹp nết, văn võ song toàn mà còn giàu lòng nhân ái. Năm 18 tuổi, Thục Nương đính hôn với Phạm Danh Hương, quận trưởng Nam Chân. Đôi trai tài gái sắc đang chờ ngày cưới thì tai hoạ ập đến.

Kiến trúc ngôi Đền

Đền được xây trên gò Kim Quy với diện tích gần 6.000m², theo đúng nguyên mẫu kiến trúc cổ “Tiền nhất - Hậu đinh”, từ cột, kèo đến đao mái uốn cong với kiểu dáng Lưỡng Long Chầu Nguyệt. Mặt trước đền hướng ra sông Tiên Hưng, gần ngã ba đổ ra sông Luộc. Bao quanh đền là những rặng nhãn sum suê, xanh tốt.
- Kế tiếp là nhà Trung tế của khu di tích đền Tiên La, được xây dựng theo kiểu nhà phương đình, kiến trúc “chồng diêm cổ các”. Đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng đều bằng đá như hệ thống cột đá, xà đá, kèo đá... Các cột, kèo được chạm khắc rất tinh xảo, trong đó 4 cột cái chạm tứ linh, 12 cột quân chạm long vân, 8 xà chạm “Thông - Trúc - Cúc - Mai” đan xen “Long - Lân - Quy - Phượng”, sườn cột và 8 kèo đá chạm điểm băng hoa dây và chữ triện. Đi sâu vào bên trong tham quan đền Tiên La sẽ đến Hậu cung được kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, gồm 3 gian: trong đó gian giữa đặt một ban thờ, trên có ngai và tượng thờ Bát Nạn tướng quân, xung quanh thờ các tướng sỹ của Bà; cùng gian bên trái thờ thân phụ, và gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Trên nóc Hậu cung treo bức đại tự đề bốn chữ: “Vạn Cổ Anh Linh”. Tương truyền, đây còn là nơi đặt mộ của Bát Nạn tướng quân.
Cùng với kiến trúc đặc sắc, đền Mẫu Tiên La Thái Bình còn lưu giữ nhiều đồ tế khí, đồ thờ có niên đại từ thời Trần, Lê, và các sắc phong thần như: Ý Đức Đoan Trang Thục công chúa (đời Vua Lê Thánh Tông), Dực Bảo Trung Hưng linh phù chi thần (đời vua Minh Mạng ), Dực Bảo Trung Hưng linh phù Thượng đẳng thần (đời vua Khải Định).
Lễ hội
Từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch hàng năm, Lễ hội đền thu hút đông đảo du khách thập phương về dự, cùng tưởng nhớ công ơn Bát Nạn Tướng Quân. Trong đó, chính hội là ngày 17, trùng ngày mất của Bát Nạn tướng quân.
- Lễ hội đền Tiên La Thái Bình được tổ chức công phu, bao gồm các nghi thức tế lễ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn như: rước kiệu, rước nước, đánh đáo, thổi sáo trúc, chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử... Ngoài ra, nhiều đoàn nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận cũng đến biểu diễn các tiết mục đặc sắc như các vở chèo: Quan âm Thị Kính, Lưu Bình - Dương Lễ, Phạm Tải - Ngọc Hoa...

3.7. Làng Nghề Dệt Chiếu Hới

Làng nghề dệt chiếu Hới Thái Bình - làng nghề truyền thống lâu đời. Thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, làng nghề dệt chiếu Hới là một trong những làng nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời. Cả những người dân sống tại đây cũng không biết nghề chiếu xuất hiện ở làng từ bao giờ và Tổ nghề là ai. Theo truyền thuyết kể lại thì vào thời vào thời Tiền Lê – Lý vào thế kỷ X – XI, tại làng đã bắt đầu dệt chiếu, sau đó phát triển mạnh nhất vào thời Hậu Lê.

Vài nét lịch sử về làng nghề dệt chiếu Hới

Mọi người vẫn hay gọi tên loại chiếu nơi đây là “chiếu Hới” vì những chiếc chiếu này được dệt ở làng Hới. Thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, làng nghề dệt chiếu Hới là một trong những làng nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời. Cả những người dân sống tại đây cũng không biết nghề chiếu xuất hiện ở làng từ bao giờ và Tổ nghề là ai. Theo truyền thuyết kể lại thì vào thời vào thời Tiền Lê – Lý vào thế kỷ X – XI, tại làng đã bắt đầu dệt chiếu, sau đó phát triển mạnh nhất vào thời Hậu Lê.
Và người mang công lao lớn nhất thời bấy giờ chính là vị Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Trước kia, làng Hới đã có nghề dệt chiếu và sử dụng bàn dệt đứng. Chiếu làm ra như vậy thì không được chắc và bên đẹp. Trong một lần đi sứ nhà Minh, vị Trạng nguyên này đã tìm hiểu và học được bí quyết dệt chiếu của người Quảng Tây, Trung Quốc. Đến khi trở về, ông đã truyền dạy lại kỹ thuật này cho dân làng. Và từ đó, làng chiếu Hới có nghề dệt chiếu đẹp hơn, nghệ thuật hơn và nổi tiếng hơn cũng vì thế. Từ đó người dân nơi đây tôn ông làm Trạng Chiếu và đã lập đền thờ Phạm Trạng Nguyên để ghi nhớ công lao của ông.

Bạn có biết về cách dệt chiếu Hới không?

Nhắc đến kỹ thuật làm chiếu, làng Hới là một trong những nơi hội tụ những kỹ thuật tinh xảo nhất để làm nên một chiếc chiếu. Từ khung dệt, nguyên liệu cho tới người thợ dệt chiếu, tất cả tạo nên một sản phẩm truyền thống không đâu sánh bằng.
Nguyên liệu chủ yếu được dùng để làm chiếu chính là cói và sợi đay. Đây là 2 loại cây hay được trồng ở những vùng gần sông nước, nơi nhiều phù sa bồi đắp, và thật thuận lợi, làng Hới nằm giữa 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Luộc rất phù hợp để trồng những loại cây này. Sau đó những loại cây này được thu hoạch và trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ và cẩn thận để có thể đạt yêu cầu về nguyên liệu làm chiếu.
Chiếu Hới có rất nhiều loại, có loại chiếu cài hoa, loại lại được làm trơn, loại chiếu sợi xe,... Những người thợ chiếu thường dệt đa dạng những loại hoa văn khác nhau từ bông hoa, cải chữ thọ, chữ lồng hay vẽ,... Trung bình một ngày người dân làng nghề dệt chiếu Hới dệt máy sẽ được làm được 20 đôi chiếu. Năng xuất tăng đáng kể và mức thu nhập của người dân cũng thế tăng lên. Thông thường, thời gian mỗi hộ dân dệt chiếu sẽ vào khoảng 8 tháng, những tháng còn lại thì họ dành cho đồng ruộng.

Làng nghề dệt chiếu Hới – dệt nên những tâm tình

Những người thợ dệt chiếu hàng ngày làm ra những sản phẩm tốt về chất lượng và đẹp cả về hình thức, mang trong đó là cả những tâm tình của người thợ dệt nên. Đến khám phá làng nghề dệt chiếu Hới, bạn sẽ được trải nghiệm không gian vô cùng thú vị và mới lạ, không chỉ từ những bước chọn cói, chọn dây, mà bạn còn được tận mắt chứng kiến những người dân chân chất, phóng khoáng tại đây tự tay làm nên một chiếc chiếu như thế nào. Từng công đoạn, từ bước tỉ mỉ, cần mẫn, dưới đôi bàn tay của người thợ chuyên nghiệp, những chiếc chiếu đẹp hoàn hảo được hoàn thiện.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được trải nghiệm làm chiếu tại đây, bạn có thể xin phép những người thợ dệt, họ sẽ không ngần ngại mà hướng dẫn bạn đâu, sẽ là một trải nghiệm rất thú vị đấy!
So với những loại chiếu ở nơi khác, chiếu Hới mang đến cảm giác hoàn toàn khác biệt và chất lượng cùng kỹ thuật đan điêu luyện. Cho đến ngày này, những sản phẩm này của làng nghề dệt chiếu Hới có giá trị ngày càng tăng cao, du khách tìm đến nơi đây không chỉ vì tiếng đồn vang xa mà còn bởi chất lượng tuyệt vời mà những người thợ khéo tay làm nên!

3.8. Bãi biển Cồn Đen Thái Bình

Nhà thờ Bác Trạch Thái Bình - Vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy và tráng lệ. Nhà thờ Bác Trạch hay còn gọi là Đền thánh đức mẹ mân côi nằm ở xã Vân Trường huyện Tiền Hải, Thái Bình. Đây là ngôi thánh đường mang vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy và vô cùng tráng lệ. Bất cứ ai ghé đến đền phải ngỡ ngàng và thốt lên đầy trầm trồ bởi sự tráng lệ của nhà thờ này.
Nhà thờ Bác Trạch hay còn gọi là Đền thánh đức mẹ mân côi nằm ở xã Vân Trường huyện Tiền Hải, Thái Bình. Đây là ngôi thánh đường mang vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy và vô cùng tráng lệ. Bất cứ ai ghé đến đền phải ngỡ ngàng và thốt lên đầy trầm trồ bởi sự tráng lệ của nhà thờ này.
Thường, người dân nơi đây đến nhà thờ chủ yếu để cầu nguyện, xóa bỏ những lỗi lầm mà mình đã gây ra. Ngoài ra, nhà thờ cũng là thánh đường thường xuyên diễn ra các đám cưới, nơi minh chứng cho tình yêu đôi lứa. Nhà thờ Bác Trạch không những thế còn là địa điểm chụp hình vô cùng nổi tiếng của du khách gần xa.

Lối kiến trúc độc đáo tại nhà thờ Bác Trạch

Nhà thờ Bác Trạch được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic kinh điển thời xưa và kết hợp với lối kiến trúc của Hy Lạp ở 2 bên sườn của nhà thờ. Chính điều này tạo nên nét độc đáo khác biệt hoàn toàn đối với những nhà thờ khác tại Thái Bình. Các họa tiết, hoa văn tại nhà thờ được làm một cách cầu kỳ và vô cùng tinh tế, sắc sảo. Có thể nói lối kiến trúc “trong vàng, ngoài xanh” chỉ có duy nhất tại nhà thờ Bác Trạch – Thái Bình!
Bạn có thể càng thêm ngỡ ngàng hơn khi biết đến nhà thờ này được xây dựng với hơn 46 vạn gạch đá, cùng với hơn 350 tấn sắt hơn 500 tấn vôi và gần 3000 tấn xi măng, sử dụng hơn 15m3 gỗ lim cùng 1000m2 sơn trong và ngoài nhà thờ,... cùng với rất nhiều những vật liệu khác để thấy được, đây quả thực là một công trình đồ sộ và đáng tự hào của người dân Thái Bình. Nhà thờ Bác Trạch với chiều dài đến 92 mét, chiều rộng là 45 mét, chiều cao của tháp chuông lên đến 60 mét. Với quy mô và tầm vóc như vậy thì nhà thờ Bác Trạch được coi là một trong những giáo đường lớn nhất tại Việt Nam.
Bên trong nhà thờ có tới gần 100 bức tượng, phù điêu khác nhau, cùng với hàng tăm bức tranh vẽ in lên mặt kính của nhà thờ tạo nên không gian vô cùng choáng ngợp không khác gì bạn đứng trong một không gian nhà thờ tại Pháp. Những chi tiết bên trong được làm vô cùng tỉ mỉ và cầu kỳ. Cùng với đó là những cột nhà được sơn dát ánh vàng tạo nên một khung cảnh rất tráng lệ, nhà thờ nổi bật nay lại càng nổi bật hơn!
Mái vòm phía bên trên của nhà thờ được vẽ rất công phu và chi tiết, bước vào đây, bạn sẽ có cảm giác như bước vào một cung điện xa hoa, lộng lẫy đích thực. Có thể nói, nơi đây được xem như là một nhà thờ được xây dựng cầu kỳ và tráng lệ nhất cả về kiến trúc và cách trang trí trong, ngoài độc đáo tại Việt Nam.

Choáng ngợp với vẻ đẹp của nhà thờ Bác Trạch

Nhà thờ Bác Trạch có một tháp chuông rất rộng treo tới 6 quả chuông với các kích cỡ khác nhau, quả chuông nặng nhất lên đến hơn 3 tấn. Phía mặt trước của nhà thờ treo một chiếc đồng hồ lớn với đường kính lên đến 4 mét. Tạo có du khách có ấn tượng vô cùng đặc biệt, ngỡ đang đứng ở trời Âu giữa mảnh đất Thái Bình.
Đến với nơi đây, bạn có thể tham quan các địa điểm như nhà thờ chính, cung thánh. Đây chủ yếu là nơi diễn ra các nghi lễ hàng ngày, là nơi mà mọi người đến để cầu nguyện. Ngoài ra bạn cũng có thể ghé tới phần dành cho giáo dân dự thánh lễ có cả các hàng ghế ngồi và quỳ riêng biệt. Phía xung quanh nhà thờ Bác Trạch có tới 14 chặng Đàng Thánh giá – tranh và tượng được làm để tái hiện lại Cuộc thương khó của chúa Giê – su. Bên cạnh đó, bạn có thể ghé tới hang đá, tháp chuông hay đài Đức Mẹ, phòng học giáo lý, nhà sách để tìm hiểu.

4. Những lễ hội tại Thái Bình:

Thái Bình thì có những lễ hội đặc sắc nào?Đối với những du khách thích trải nghiệm, tìm hiểu những nét văn hóa riêng của từng vùng thì không thể tránh khỏi những câu hỏi: Đến đó có những lễ hội gì? Và khi nào đi thì phù hợp để cùng tham gia?... Không riêng gì những vùng khác Thái Bình cũng có rất nhiều lễ hội đặc sắc để mọi du khách tham gia và trải nghiệm những nét văn hóa riêng của nhau.

4.1. Lễ Hội Chùa Keo:

Lễ hội Chùa Keo Thái Bình, một sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng, được tổ chức vào hai dịp xuân thu nhị kì. Sở dĩ Chùa Keo Thái Bình có lễ hội là vì cơ sở thờ tự Phật giáo này gắn với Thiền sư Dương Không Lộ: ban đầu chỉ là “giỗ Tổ”, về sau hình thành dần những nghi thức, khi có điều hiện hơn nữa tổ chức thi và biểu diễn các trò tích. Từ năm 1632 đến nay, lễ hội Chùa Keo Thái Bình đã hình thành và phát triển với bề dày khoảng 400 năm.
+ Hội xuân: Được tổ chức vào mùa xuân (mùng 4 tháng Giêng), còn được gọi là lễ hội “Thánh du xuân” là lễ hội nông nghiệp vừa là lễ hội thi tài gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp vùng sông nước,
+ Hội thu: Là hội thi tài giải trí còn mang đậm tính chất của một lễ hội lịch sử. Ngày 13 tháng 9 kỉ niệm tuần bách nhật của Thiền sư Dương Không Lộ, còn gọi là ngày “đại tai thánh hội”; ngày 14 tháng 9 kỉ niệm ngày sinh của Thiền sư; ngày 15 tháng 9 là ngày vọng của nhà Phật. 
Trong lễ hội Chùa Keo Thái Bình, phần Lễ và phần Hội là một thể thống nhất. Lễ là phần tín ngưỡng, tôn giáo sâu  lắng nhất của người dân địa phương. Hội là phần vui chơi, giải trí, là đời sống văn hóa thường nhật của cộng đồng người dân nơi đây. Sự tách biệt giữa Lễ và Hội chỉ là tương đối, bởi có những tiết mục thông qua Lễ để thể hiện Hội và ngược lại.

4.2. Lễ Hội Đền A Sào:

A Sào từng là Thái ấp của Phụng Càn Vương - Yên Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ Quốc Công - Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng có công lớn trong việc khai ân, kiến tạo, sáng lập nên một vương triều hùng cường, thịnh trị trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Hàng năm, vào ngày 10/2 âm lịch, tương truyền là ngày sinh của Hưng Đạo Đại Vương ngày 20 tháng 8 âm lịch là ngày hóa của ngài. Vào cả hai dịp, lễ hội đều được tổ chức long trọng, dân làng A Sào mở hội tế lễ Đức Thánh Trần và Lễ hội làng A Sào.
Đây là một trong những lễ hội lớn nhất vùng. Theo lệ xưa, mọi nghi thức trong lễ hội này đều theo nghi thức quốc gia, Triều đình thường cử các quan về hành tế và thường có bánh giày - loại bánh mà nhân dân trong vùng đã gói hàng ngàn, hàng vạn chiếc làm lương thực cho đoàn quân vượt sông Hóa đi đánh giặc năm xưa.
Trong dịp lễ hội tháng 8, người dân A Sào tổ chức diễn xướng, tái hiện cảnh tiễn quân đi đánh giặc Nguyên Mông, cảnh dân làng ném đất cứu voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Đặc biệt là những nghi lễ như: rước kiệu, khao quân, múa kéo chữ. Phần hội diễn ra với các cuộc thi pháo đất, đấu bóng chuyền, đấu cờ tướng, kéo co...

4.3. Lễ Hội Đền Đồng Bằng:

Lễ hội đền Đồng Bằng là một trong những lễ hội có lịch sử lâu đời và gắn liền với tâm thức của người dân trong vùng "tháng Tám giỗ cha", vừa là Giỗ đức Vua cha Bát Hải Động Đình, vừa là Giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Hội kéo dài từ ngày 20 đến 26 tháng 8 âm lịch. Hội đền Đồng Bằng là một hội tứ phủ lớn trong vùng. Đây là dịp tập hợp lớn nhất của các ông đồng, bà cốt từ khắp mọi miền.
Vào ngày 20 tháng 8, diễn ra các nghi lễ trong đền Đồng Bằng của hội tứ phủ. Trong các ngày sau đó tại đây vẫn tiếp tục những nghi thức này, song vào ngày 20 tháng 8 sinh hoạt hội tứ phủ vương mẫu là nhộn nhịp nhất.
Giá trị của lễ hội
Lễ hội đền Đồng Bằng có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân nơi đây và du khách thập phương. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc thù và mang tính tổng hợp cao, pha trộn và đan xen nhiều tín ngưỡng dân gian bản địa, từ tục thờ thủy thần đến thờ Cha, thờ Mẹ, thờ Anh hùng dân tộc và Anh hùng văn hóa. Lễ hội này là một trong những hoạt dộng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh của người dân thông qua việc thờ thủy thần như một vị thánh thiêng liêng, kết hợp thờ vị Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và tướng quân Phạm Ngũ Lão.
Lễ hội này đã trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách, góp phần phát triển văn hóa, du lịch, kinh tế và nâng cao đời sống cộng đồng cư dân ở Quỳnh Phụ, Thái Bình. Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, ngày 16/9/2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

4.4. Lễ Hội Ông Đùng Bà Đà:

Lễ hội diễn ra vào ngày 14/4 âm lịch hàng năm tại Đền thờ bà chúa Muối thuộc làng Quang Lang, xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Lễ hội ông Đùng bà Đà rất hoành tráng hào hứng, sôi nổi và linh đình, cờ quạt rợp trời, người đi xem chen lấn nhau chật đường, chật bãi. Ngày trước có nhiều làng tổ chức, nay hầu như chỉ còn một vài làng phục hồi lại, trong đó có làng Đậu An ở sát tỉnh lỵ tỉnh Hưng Yên, mở hội từ ngày mồng 6 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Lễ hội đặc sắc với điệu múa ông Đùng, bà Đà mang đậm chất văn hóa dân gian nhằm cầu mong sự sinh sôi, thịnh vượng.
Hiện nay, lễ hội ông Đùng - bà Đà được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm (ở Thái Bình tổ chức vào ngày 14 tháng 4, ở Hưng Yên tổ chức từ ngày 6 đến 12 tháng 4) với rất nhiều trò vui. Nhiều thế hệ người dân nơi đây đã gần như quên hẳn ý nghĩa ban đầu của lễ hội. Khi được hỏi, hầu hết mọi người đều rất ngạc nhiên và lắc đầu không biết.

5. Ở đâu khi đi du lịch Thái Bình:

5.1. Khách sạn Petro Thái Bình

- Tiêu chuẩn 4 sao
- Địa chỉ: Lý Bôn, Thành phố Thái Bình, Thái Bình
- Hotline: 02273658222
- Mail: info@petrothaibinhhotel.vn

5.2. Golden Thai Binh Hotel

-Tiêu chuẩn 3 sao quốc tế
- Địa chỉ: 716 Lê Thánh Tông, phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Hotline: 0983964660

5.3. Selegend Hotel Thai binh

- Tiêu chuẩn 4 sao
- Địa chỉ: 36 Quang Trung Street, Tran Hung Dao Ward, Thai Binh Province.
Phone: (+84) 227 657 8899
Email: info@selegendhotel.com.vn

5.4. Khách sạn Thái Bình Dream

- Tiêu chuẩn 4 sao
Địa chỉ: 355 Lý Bôn, P.Đề Thám, Tp.Thái Bình
- Điện thoại : 0227 3644828 - 3644818 - 3644838; Fax: 0227 3642164 - 3644858
- Mail: thaibinhdream@gmail.com

6. Các Món Ngon Không Thể Bỏ Lỡ:

Đặc sản Thái Bình nổi tiếng hấp dẫn du khách không chỉ bởi những món ăn phong phú mà còn vì hương vị thơm ngon đặc biệt khác. Về Thái Bình mà không thưởng thức đặc sản Thái Bình thì có nghĩa là chưa từng đến Thái Bình. Đối với du khách phương xa thì khi đến Thái Bình họ không khỏi thắc mắc: Đặc sản Thái Bình có gì?

6.1. Bánh Cáy Thái Bình:

Bánh Cáy làng Nguyễn không hẳn là quá xa lạ với nhiều người. Đây là một loại bánh đặc sản có nguồn gốc ở làng Nguyễn của tỉnh Thái Bình.
Tên gọi của bánh bắt nguồn từ hạt nếp cái hoa vàng đem ngâm, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu lại đem phơi khô (có màu vàng giống trứng con cáy nên bánh có tên gọi là bánh cáy).
Món bánh quê tuy giản dị nhưng đòi hỏi quy trình chế biến tỉ mỉ, công phu. Bánh có nguyên liệu chính là gạo nếp (nếp cái hoa vàng) và nhiều nguyên liệu đi kèm khác. Bánh cáy ngon là vừa đủ độ dẻo, ngọt, gạo nếp, lạc vừng dậy mùi, cắn miếng bánh thấy lạ miệng khi trong đó có mứt bí, gừng tươi cay nồng. Sự kết hợp các loại nguyên liệu này tạo nên một hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Bình.
Bánh cáy thành phẩm đạt chất lượng phải đảm bảo độ ngọt vừa phải, thơm mùi lạc, vừng rang, ngậy vị của mứt bí, độ béo của xôi, dừa và vị cay cay của gừng… Khi cắn miếng bánh, thực khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện hương vị dẻo thơm, ngậy, bùi của những nguyên liệu từ ruộng đồng. Ẩn sau mỗi miếng bánh là cả quá trình làm tỉ mẩn, chất chứa tấm quê chân tình của người dân làng Nguyễn.

6.2. Bánh Giò Bến Hiệp:

Bánh giò Bến Hiệp là món ngon đặc sản Thái Bình như chứa đựng cái hồn của đất, cái tình của người dân quê lúa với dư vị rất riêng mà khi đã thưởng thức thì bạn sẽ nhớ mãi!
Món ăn này thích hợp cho nhiều bữa ăn trong ngày nên người dân Thái Bình rất ưa chuộng. Bánh giò Bến Hiệp tuy mộc mạc, chân phương nhưng hương vị lại rất thơm ngon, toát lên hơi thở của vùng quê Thái Bình, để rồi dù đi muôn phương, những người con của quê hương năm tấn vẫn luôn nhớ về món ăn đậm đà hương vị đồng quê ấy.
Bánh giò ngon nhất là ăn khi nóng, chấm cùng tương ớt tạo ra dư vị thơm ngon khó cưỡng vừa đủ khiến các tín đồ ẩm thực khó tính nhất cũng không khỏi xuýt xoa rạo rực được nếu được một lần thưởng thức.
Hãy thử tưởng tượng, đang đói bụng mà được cắn miếng bánh giò Bến Hiệp nóng hổi, thơm phức thì còn gì hạnh phúc và sung sướng hơn. Đây chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm khó quên dành cho bạn trong chuyến ghé thăm mảnh đất xinh đẹp này.

6.3. Bánh Nghệ:

Bánh nghệ, cái tên nghe đã thấy lạ, ăn còn thấy lạ miệng hơn. Giữa cơn đói cuối giờ sáng hay cuối giờ chiều, miếng bánh nghệ còn nóng hổi phảng phất mùi thơm của gạo, của củ nghệ, củ hành hòa quyện với vị béo ngậy của mỡ cũng đã đủ làm ngất ngây người thưởng thức.
Theo người dân địa phương, bánh nghệ ngon nhất khi ăn nóng, nếu để nguội thì hương vị sẽ không được hấp dẫn và và kém thơm hơn. Đặc biệt, bánh nghệ được làm từ gạo tẻ nên ăn không bị ngán, đồng thời chứa giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe vì không dùng chất bảo quản, phẩm màu. Ngoài ra, bánh nghệ được coi là một vị thuốc chống viêm, giải độc, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và làm đẹp da phụ nữ, phòng bệnh sản cho phụ nữ hậu sinh.
Miếng bánh vàng nghệ bắt mắt, hương thơm bùi bùi, béo béo thoảng nhẹ nhẹ kích thích vị giác, nhìn thôi cũng đã thấy bụng cồn cào rồi. Đây quả là sự kết hợp hoàn hảo góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng ẩm thực dân tộc Việt. Du lịch Thái Bình mà không thưởng thức món bánh nghệ này cùng gia đình và bè bạn thì thật là thiếu sót.

6.4. Bún Bung Thái Bình:

Bún Bung còn gọi là bún hoa chuối là món ăn đặc sản mà bạn phải thử khi có dịp đến Thái Bình. Món bún dân dã nhưng lạ miệng với phần nước dùng ngọt thanh ninh từ xương ống, hòa quyện vị chát nhẹ của hoa chuối tươi và dậy mùi thơm từ chả thịt cuộn lá xương sông.
Thong thả miếng bún bung trong miệng, thực khách sẽ cảm nhận trọn vẹn vị ngọt của nước dùng, vị béo của thịt, của chả hòa với vị chát nhẹ của hoa chuối dường như đánh thức mọi khứu giác, vị giác, khiến bạn lưu luyến mãi. Đây hứa hẹn sẽ là trải nghiệm hoàn hảo cho thực khách mỗi khi có dịp ghé thăm quê hương chị Hai năm tấn. Đã đặt chân đến Thái Bình đừng quên thưởng thức món ngon dân dã mà tinh túy vô cùng này nhé.

6.5. Canh Cá Quỳnh Côi Thái Bình:

Canh cá Quỳnh Côi đã trở thành một thương hiệu của người dân Thái Bình. Để rồi dù đi muôn phương, những người con của quê hương năm tấn vẫn luôn nhớ về món ăn đậm đà hương vị đồng quê ấy…. Thậm chí, cả khi đã xa xứ, họ cũng mang cả món canh này vào đến tận nơi mình ở để bớt đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
Một món ăn đặc sản Thái Bình nhìn ảnh thôi đã thèm - Canh cá Quỳnh côi, cái tên không còn quá xa lạ với du khách thập phương mỗi khi đến quê lúa Thái Bình.
Canh cá Quỳnh Côi ngon nhất là được nấu cùng rau cải canh, thêm ít rau gia vị là hành lá, thìa là vừa để làm ngọt thêm nước vừa giảm bớt vị tanh của cá lại tạo cho món ăn cái mát dịu của rau tươi. Vị ngon từ những miếng cá chiên vàng hòa quyện với vị bùi, thanh mát của rau cải tươi và vị cay nồng của gừng tươi tạo nên hương vị thật độc đáo.
Những ngày giá lạnh được thưởng thức bát canh cá nóng hổi, thơm nức mũi thì quả thật là không còn gì sánh bằng. Nếu có dịp đặt chân Thái Bình đừng quên dành ít nhất một buổi sáng để thưởng thức hương vị đặc biệt của món canh cá Quỳnh Côi hấp dẫn, đậm đà hương vị đồng quê này nhé.

6.6. Nuộm Sứa Thái Thụy:

Nếu ai đó có về thăm Thái Thụy, hãy thưởng thức gỏi nhệch một lần, bảo đảm món ăn này sẽ chiều lòng được cả những thực khách khó tính nhất.
Trên hành trình khám phá các món ngon đặc sản Thái Bình mà chưa thưởng thức qua món nộm sứa thì coi như chuyến đi của bạn chưa trọn vẹn, còn với người dân Thái Thụy, họ vẫn truyền tai nhau câu nói: “Nếu về Thái Thụy mà chưa thưởng thức nộm sứa, gỏi nhệch thì coi như chưa từng về” và nó như một lời mời chào hấp dẫn, khó du khách nào nỡ lòng từ chối. Là món ăn đặc sản Thái Bình dân dã nhưng chứa giá trị dinh dưỡng cao, nộm sứa Thái Thụy như níu chân du khách ở lại với vùng quê yên ả thanh bình.
Nộm sứa ngon là sau khi chế biến phải dòn, thơm và khô, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được vị giòn tan của sứa, quyện với vị đậm đà nước mắm cốt, ngầy ngậy của lạc, thơm dịu ngọt của dừa và một chút vị biển của mực khô. Nộm sứa là món ăn mát, giải nhiệt nếu ai đã từng một lần ăn nộm sứa Thái Thụy vào mùa hè chắc chắn sẽ lưu giữ mãi hương vị thanh mát của món hải sản đặc trưng vùng quê này.
Từ tốn thưởng thức miếng nộm sứa, thực khách sẽ cảm nhận được vị giòn tan của sứa, quyện với vị đậm đà nước mắm cốt, bùi béo của lạc, thơm dịu của rau thơm như lưu luyến nơi đầu lưỡi khiến ai đã một lần nếm thử là muốn ăn mãi không thôi. Nộm sứa là món ăn mát, giải nhiệt mùa hè khá hiệu quả. Đến Thái Bình hãy nhớ đi thưởng thức qua món nộm sứa Thái Thụy để hành trình du lịch của mình thêm trọn vẹn nhé.

7. Mua Gì Về Làm Quà Khi Đi Du Lịch Thái Bình

Những món quà không thể bỏ qua khi đi du lịch Thái Bình. Một chuyến du lịch trọn vẹn và thành công thì không thể nào thiếu đi những món quà thân thương dành tặng cho gia đình người thân và bạn bè.

7.1. Bánh Cáy Thái Bình:

Bánh Cáy làng Nguyễn không hẳn là quá xa lạ với nhiều người. Đây là một loại bánh đặc sản có nguồn gốc ở làng Nguyễn của tỉnh Thái Bình.
Tên gọi của bánh bắt nguồn từ hạt nếp cái hoa vàng đem ngâm, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu lại đem phơi khô (có màu vàng giống trứng con cáy nên bánh có tên gọi là bánh cáy).
Bánh Cáy làng Nguyễn qua thời gian đã góp phần trở thành một đặc sản, một biểu tượng văn hóa ẩm thực của quê lúa Thái Bình. Chỉ đơn giản là từ vật phẩm của đồng quê, nhưng bánh Cáy làng Nguyễn lại có sức hút kỳ lạ. Đến nỗi, khi nhớ về quê hương, nhiều người con xa quê vẫn chép miệng, thèm được cắn một miếng bánh Cáy, nhâm nhi cùng bình trà nóng.

7.2. Bánh Nghệ:

Bánh nghệ – ngon mà không ngấy là thức quà đặc sản Thái Bình được cả trẻ em và người già đều mê mẩn trong mỗi phiên chợ. Bánh nghệ nhìn như cây kem màu vàng tươi gói trong lớp lá riềng xanh xanh, càng ăn càng nghiền, ăn chiếc một lại cần thêm chiếc thứ hai, khiến thực khách nhớ mãi.
Miếng bánh vàng nghệ bắt mắt, hương thơm bùi bùi, béo béo thoảng nhẹ nhẹ kích thích vị giác, nhìn thôi cũng đã thấy bụng cồn cào rồi. Đây quả là sự kết hợp hoàn hảo góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng ẩm thực dân tộc Việt. Du lịch Thái Bình mà không thưởng thức món bánh nghệ này cùng gia đình và bè bạn thì thật là thiếu sót.

7.3. Bánh Gai Đại Đồng:

Bánh gai ở những vùng quê khác nhau thì sẽ mang hương vị riêng gắn với địa danh đã sinh ra nó. Thôn Đại Đồng, xã Tân Hoà, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình có nhiều món ăn dân giã độc đáo trong đó có bánh gai đã trở thành đặc sản quê hương. Bánh gai là loại bánh truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ vùng Đồng bằng Bắc bộ. Bánh có hình vuông, màu đen bóng, hương vị ngọt đậm.
Bánh gai Đại Đồng hương thơm quyến rũ, béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm của bánh khó có thể quên.

7.4. Cốm Thanh Hương:

Nói về những thứ quà sinh ra từ sự mộc mạc ở đồng quê Thái Bình làm mê đắm lòng người muôn phương không thể không nhắc đến Cốm Thanh Hương, một đặc sản của mảnh đất Đồng Thanh, huyện Vũ Thư.
Khi xưa, hương cốm dịu dàng, phảng phất trong tiết heo may, những mẹt cốm xanh tươi bên những trái hồng đỏ mọng là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc gắn liền với mùa thu Bắc Bộ. 
Cốm chế biến được rất nhiều món ngon, người Thanh Hương ưa cái thứ cốm xào, thắng đường rất quánh thành một món quà ngọt sắc và dính răng. Hơn nữa người dân độc đáo nghĩ ra món xôi cốm, chè cốm, chả cốm…để làm cho món ăn độc đáo hơn. Đặc biệt, rằm tháng tám đón tết Trung thu, đĩa cốm xanh gói lá sen ăn với chuối tiêu trứng cuốc, hay chục hồng Thanh Hương khi ngắm trăng rằm lồng lộng đúng chuẩn nét văn hóa làng quê không đâu có thể trộn lẫn được. Đó chính là nét riêng, là cái hồn của người dân quê lúa. Và hơn thế nữa, cốm mang đến sự linh liêng trong các lễ hội, người làng thường dâng lên để cúng tế cầu mong sức khỏe, sung túc ấm no.

8. Thời gian lý tưởng để đi du lịch Thái Bình

- Du khách có thể tới du lịch Thái Bình vào bất cứ mùa nào trong năm. Mỗi dịp sẽ là cơ hội để du khách tận hưởng giây phút yên bình, thư thả nhất.
Thời gian đẹp nhất mà bạn nên đi du lịch Thái Bình vào khoảng từ cuối tháng 12 đến tháng 5 hàng năm. Vào thời điểm này, bạn có thể ngắm những cánh đồng lúa vàng óng.
Tuy nhiên, nếu muốn chiêm ngưỡng những cánh đồng hoa cải vàng óng, chụp ảnh thì chúng ta có thể đi vào tầm cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1 nhé.
- Bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp với sở thích cá nhân.
- Và dù du lịch mùa nào cũng nên chuẩn bị trang phục phù hợp với thời tiết để có những trải nghiệm trọn vẹn hơn.
- Tuy nhiên nếu bạn muốn chiêm ngưỡng nét đẹp của những bãi biển thì nên đến đây vào thời điểm mùa hè trong năm. Bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đắm chìm trong biển ngợp trời thú vị.
Thái Bình một năm có 4 mùa xuân hạ thu đông phân chia rõ rệt.
Mùa xuân, du lịch Thái Bình đón du khách tới thăm quan, thưởng lãm cảnh đẹp chốn tâm linh với các ngôi chùa.
Mùa hè ngắm cánh đồng lúa chín vàng ươm và tận hưởng hương vị của biển. Mùa thu với trải nghiệm địa điểm du lịch làng nghề. Mùa đông với các lễ hội gần xa.
- Mỗi mùa Thái Bình đều mang nét đẹp riêng biệt, tùy vào sở thích mà lựa chọn thời điểm du lịch cho hợp lý nhé!

9. Một số tour đi du lịch Thái Bình để du khách tham khảo:

- Tour Hà Nội- Thái Bình 1 Ngày

- Tour Hà Nội – Chùa Keo – Đền Đồng Bằng- Đền Trần Thái Bình 1 Ngày

- Tour Biển Đồng Châu - Làng Vườn Bách Thuận 2 Ngày 1 Đêm

- Tour Thành Phố Hồ Chí Minh - Cồn Vành - Nhà Thờ Bác Trạch 2 Ngày 1 Đêm

- Tour Thành Phố Hồ Chí Minh - Biển Đồng Châu - Chùa Keo - Làng Dệt Chiếu Hới - Nhà Thờ Bác Trạch 3 Ngày 2 Đêm

Ý kiến bạn đọc