Lễ Mừng cơm mới của người Mường - Tín ngưỡng dân tộc Việt Nam

Thứ ba, 10/10/2023, 10:44 GMT+7

Lễ Mừng cơm mới của người Mường - Tín ngưỡng dân tộc Việt Nam

Lễ mừng cơm mới của người Mường (tỉnh Hoà Bình) thường được tổ chức vào tháng 9, tháng 10 âm lịch hàng năm khi mùa màng đã được thu hoạch xong xuôi. Lễ mừng cơm mới còn được gọi là lễ mừng cơm non gạo mới. Dù được mùa hay mất mùa, các gia đình người Mường đều làm lễ cúng cơm mới để dâng lên ông bà tổ tiên.

1. Lễ hội Cơm mới diễn ra vào khoảng thời gian nào?

- Thời gian tổ chức: Vào tháng 8 âm lịch. Không định ngày tuỳ theo điều kiện của từng gia đình mà làm lễ cơm mới to hay nhỏ.

- Địa điểm tổ chức: Tổ chức tại gia đình

2. Nguồn gốc và nghi thức lễ hội Cơm mới của người Mường

- Theo quan niệm của người Mường, sau khi lúa được đưa về nhà, gạo mới nấu thành cơm phải đem cơm đó cúng ông bà tổ tiên trước, sau đó mới được ăn. Người Mường bắt đầu nghi lễ mừng cơm mới bằng việc đi rước vía lúa về nhà. Đến thời điểm lúa chín, người chủ gia đình chọn ngày tốt ra thăm ruộng, ngắt bảy hoặc chín bông nếp cái đẹp (tượng trưng cho bảy vía hoặc chín vía lúa) ở ruộng nhà mình tết lại thành một bó nhỏ đem về treo ở đầu cột cái trong nhà, nơi cạnh bàn thờ tổ tiên.

- Sau nghi lễ đầu tiên này, mọi người trong nhà mới được ra đồng gặt lúa. Đến khi lúa được thu hoạch xong, họ bắt đầu làm lễ mừng cơm mới. Phụ nữ sẽ mặc trang phục truyền thống để giã gạo, và tiếng chiêng, tiếng trống âm vang trong lễ mừng cơm mới…

- Mâm cỗ cúng cơm mới của người Mường nhất định phải có các món: cơm, cá, gà, thịt lợn, canh măng chua nấu cá hoặc gà. Cơm dùng để cúng phải được nấu từ gạo mới trong vụ mùa vừa gặt. Sau khi gia chủ chuẩn bị xong đồ lễ, công việc quan trọng là nhờ thầy cúng, người Mường rất coi trọng nghi lễ này, thế nên việc xem ngày và cúng thường phải nhờ đến các bậc cao niên, người có uy tín và am hiểu tục lệ. Thầy cúng cũng chính là chủ lễ, đại diện cho chủ nhà ăn mặc chỉnh tề bước lên bàn thờ tiến hành làm lễ.

- Nội dung thầy cúng khấn với ý nghĩa: lúa gạo là tinh hoa của đất trời, là sản phẩm nuôi sống con người và hôm nay con cháu mang những gì ngon nhất, đẹp nhất cúng trời đất, mời tổ tiên, cảm tạ các vị thần đã mang đến cho gia đình, bản làng vụ mùa no ấm. Cầu tổ tiên, thần thánh phù hộ cho mùa màng tiếp theo được mưa thuận gió hoà.

- Cuối cùng, khi đã hoàn tất phần nghi lễ, gia đình lựa chọn một vài bó lúa giống tốt để lên gác bếp để giữ vía lúa, với hy vọng một mùa bội thu mới đang đợi.

3. Lễ hội mừng cơm mới có ý nghĩa gì?

- Lễ mừng cơm mới còn là dịp để người Mường tập hợp, giao lưu, gặp gỡ và cùng nhau tận hưởng niềm vui của một vụ mùa mới. Đây cũng là dịp để tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường trong xã hội hiện đại ngày nay.

4. Một số Tour Du lịch Hòa Bình tham khảo:

- Tour du lịch Sapa - Lai Châu - Điện Biên - Mộc Châu - Mai Châu 5 Ngày 4 Đêm

- Tour du lịch Hòa Bình 3 ngày 2 đêm

- Tour du lịch Hòa Bình 2 ngày 1 đêm

- Tour du lịch Hà Nội - Hòa Bình - Bản Lác - Mai Châu - Mộc Châu - Điện Biên 4 Ngày 3 Đêm

- Tour du lịch Hà Nội - Hòa Bình 2 Ngày 1 Đêm - Khám Phá Vẻ Đẹp Xứ Mường

Ý kiến bạn đọc