Lễ hội Cầu an Bản Mường - nét văn hóa đặc sắc của người Thái

Thứ ba, 10/10/2023, 09:27 GMT+7

Lễ hội Cầu an Bản Mường - nét văn hóa đặc sắc của người Thái

Lễ hội Cầu an Bản Mường thường được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hàng năm (dịp Tết Nguyên Đán). Lễ hội được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang ý nghĩa rất quan trọng với người dân tộc Thái tại vùng núi Tây Bắc.

1. Lễ hội cầu an bản Mường diễn ra vào khoảng thời gian nào?

- Thời gian tổ chức: Thường được tổ chức vào cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch hàng năm (dịp tết Nguyên Đán) thường diễn ra trong 2 đến 3 ngày.

- Địa điểm tổ chức: Thường được tổ chức tại một bãi rộng, nơi có nguồn nước (mở nước), nhiều khi là nguồn nước thiêng, hoặc ở cạnh rừng (bìa rừng).

2. Nguồn gốc của lễ hội cầu an bản Mường

- Về nguồn gốc của lễ hội cầu an thời nay cũng có nhiều truyền thuyết khác nhau. Song đa phần đều có điểm tương đồng là: lễ Cầu an làngười dân mong cầu một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- Lễ hội cũng là dịp để mọi người dân tộc Thái tưởng niệm công ơn đức độ của Bà Thiên Hậu, một vị “thần” cai quản sông nước, cai quản các con suối. Vì vậy con người cầu xin Bà che chở cho bản thân và gia đình khi gặp hoạn nạn hoặc không bị bão, lũ gây ra để người dân bình yên làm ăn.

- Đồng thời cũng là trừ khử ma, quỷ và những hạng người xấu xa, gian tà trong bản.

3. Lễ hội cầu nan bản Mường là gì?

- Lễ hội cầu an bản mường là một trong những lễ hội truyền thống rất quan trọng của người Thái ở nhiều tỉnh Tây Bắc, gắn với tục giết trâu hiến sinh cầu và tạ thần linh, được biểu hiện qua tiếng sấm, tức lời phán quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng…

- Lễ hội có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của cả bản mường, đến mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cộng đồng năm ấy, nên được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của đông bào ở địa vực lớn (bản, mường).

- Lễ hội cầu an bản mường không chỉ bộc lộ khát vọng an lành cho cuộc sống, mối quan hệ khăng khít giữa thần và người mà còn biểu hiện khát vọng sinh sôi qua sự mong muốn là cầu khẩn mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi.

- Ngoài ra, còn mang tính chất tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu, đem sự no ấm đến cho mọi người.

4. Lễ hội cầu an bản Mường được tổ chức như thế nào?

- Theo truyền thống thì để chuẩn bị cho phần lễ chính của lễ hội cầu an bản Mường, từ chiều ngày hôm trước, thầy mo (hay thầy cúng) cùng một số người dân trong bản chuẩn bị lễ vật mang đến bờ suối để làm lễ cúng ma rừng và mời các vị thần linh, thổ công, thổ địa, ma rừng, long vương, diêm vương về nhận lễ tuyên bố lý do làm lễ cầu an bản Mường.

4.1. Phần lễ

- Lễ vật gồm: một mâm có đầu trâu và thịt trâu còn sống, một mâm thịt trâu đã nấu chín, một mâm thịt lợn chín, 17 lễ vải phà, 2 mâm xôi gà chính, còn có 12 mâm gà phụ đại diện cho các dòng họ. Có thêm trầu, cau, rượu, bạc nén, một bình rượu cần.

- Sau khi chuẩn bị xong lễ vật thì ông thầy cúng, cùng 2 phụ lễ và 10 thanh niên trai tráng. Một tay trống, một người nghệ nhân gõ chiêng để thầy cúng thực hiện các bài cúng và các nghi thức.

- Sau khi nghi thức cúng ma rừng xong, đến rạng sáng hôm sau mới là phần lễ chính.

- Phần nghi lễ cúng lễ hội cầu an bản Mường tổ chức tại nhà văn hoá của bản do thầy cúng và người phụ lễ.

- Đội xoè nghi lễ trống, chiêng và đại diện các dòng họ thực hiện để bày tỏ lòng tôn kính với thần rừng, thần đất, thần nước đã cho tạo mưa thuận, gió hòa để người dân bản Mường có một cuộc sống no đủ, bình an, khỏe mạnh, mùa màng bội thu .

4.2. Phần hội

- Sau khi kết thúc phần lễ cũng tế trời đất và các vị thần linh, người dân trong các bản và du khách cùng nhau vui phần hội.

- Phần hội được diễn ra rất sôi nổi, hấp dẫn với các hoạt động và trờ chơi dân gian tràn đầy sắc xuân, múa xoè đoàn kết với 6 điệu xoè cổ của dân tộc Thái, thi đan lát thủ công giữa các bản, các trò chơi dân gian như kéo co, ném còn, thi các môn thể thao dân tộc thu hút được đông đảo người tham gia.

- Ngoài ra, tại lễ hội cầu an bản Mường còn có các gian hàng của bà con giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của các bản trong xã. Để nhân dân trong và ngoài xã cùng du khách thập phương đến tham quan, mua sắm và tham gia vào các trò chơi.

5. Lễ hội cầu an bản Mường có ý nghĩa gì?

- Lễ hội cầu an Bản Mường của đồng bào dân tộc Thái, một lễ hội  liên quan đến đời sống vật chất, đời sống tinh thần vàvăn hóa tâm linh của bà con cả Bản Mường.

- Bên cạnh đó lế hội còn liên quan đến sản xuất mùa màng, sức khỏe và công việc làm ăn của nhân dân trong bản của cả một năm.

- Lễ hội được tổ chức rất long trọng, vui vẻ và đoàn kết. Lế hội cầu an bản Mường thu hút sự tham gia của đồng bào dân tộc Thái ở địa một vực lớn (bản, Mường).

- Trong lễ hội cầu an, mọi người không chỉ bộc lộ những khát vọng cho cuộc sống tốt đẹp, thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa các vị thần với người. Mà nó còn biểu hiện khát vọng cho sự sinh sôi, phát triển qua những mong muốn là mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn.

6. Một số Tour Du lịch Hòa Bình tham khảo:

- Tour du lịch Sapa - Lai Châu - Điện Biên - Mộc Châu - Mai Châu 5 Ngày 4 Đêm

- Tour du lịch Hòa Bình 3 ngày 2 đêm

- Tour du lịch Hòa Bình 2 ngày 1 đêm

- Tour du lịch Hà Nội - Hòa Bình - Bản Lác - Mai Châu - Mộc Châu - Điện Biên 4 Ngày 3 Đêm

- Tour du lịch Hà Nội - Hòa Bình 2 Ngày 1 Đêm - Khám Phá Vẻ Đẹp Xứ Mường

Ý kiến bạn đọc