Cẩm nang du lịch Tỉnh Hòa Bình tất tần tật từ A đến Z
Hòa Bình nằm cách Hà Nội khoảng 80-140 km tùy điểm đến, và là cửa ngõ vùng Tây Bắc. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bởi thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và bản sắc văn hóa người dân tộc H'Mông, Mường, Dao, Thái... Những năm gần đây, Hòa Bình càng khẳng định sức hút khi hàng loạt khu nghỉ dưỡng ra đời, phù hợp với xu hướng nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe hiện nay.
1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hòa Bình - Du lịch Hòa Bình
- Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam cách trung tâm thành phố Hà Nội 73km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km². Cũng giống như Ninh Bình và Thanh Hóa, tỉnh Hòa Bình nằm giáp ranh giữa ba khu vực: Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
- Tỉnh Hòa Bình có vị trí địa lý:
+ Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ
+ Phía đông giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và thủ đô Hà Nội
+ Phía tây giáp tỉnh Sơn La
+ Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
- Hòa Bình thuộc miền bắc Việt Nam nên mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu Hòa Bình chia làm hai mùa nóng – lạnh đối lập nhau hoàn toàn, cùng với đó là hai mùa luân chuyển trong năm đó là mùa thu và mùa xuân.
1.3. Vì sao lại có tên gọi là Hòa Bình?
- Hòa Bình là tỉnh được thành lập năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ, cuối năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm, năm 1888 đổi tên thành tỉnh Phương Lâm. Năm 1896 tỉnh lỵ được chuyển về đóng tại xã Hòa Bình, phía bờ trái sông Đà, đối diện với Phương Lâm và từ đó gọi là tỉnh Hòa Bình, sau nhiều lần tách nhập, đến nay vẫn giữ tên gọi này.
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình.
- Ngày 18 tháng 3 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Phương Lâm thành tỉnh Hòa Bình với 6 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu (Châu Mai) và Đà Bắc.
- Ngày 24/10/1908, châu Lạc Thủy chuyển sang tỉnh Hà Nam, và đến ngày 1/12/1924, một số xã của Lạc Thủy được nhập vào phủ Nho Quan thuộc tỉnh Ninh Bình.
- Năm 1939, hợp nhất châu Mai (tức Mai Châu) và châu Đà Bắc thành châu Mai Đà.
- Ngày 21/9/1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía Bắc sông Đà và Mai Châu ở phía Nam sông Đà.
- Ngày 15/10/1957 huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc.
- Ngày 17/4/1959 huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi.
- Ngày 17/8/1964 huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy.
- Ngày 27 tháng 12 năm 1975 tỉnh Hòa Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó tỉnh có diện tích là 4.697 km², với dân số 670.000 người, gồm 1 thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy.
- Tháng 12/2001 huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong.
- Từ 1 tháng 8 năm 2008, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung, đều nằm ở phía Bắc của huyện Lương Sơn, được tách ra và sát nhập vào Thành phố Hà Nội.
- Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc có lượng dân tộc thiểu số sinh sống khá đông. Theo số liệu thống kê điều tra được năm 1999 thì trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có tới 15 dân tộc anh em sinh. Tuy nhiên, trên thực tế thì 6 dân tộc gồm Mường, Dao, Thái, Kinh, Tày, Mông đã chiếm tới 99,92% tổng dân số của toàn tỉnh.
1.6. Tiềm năng phát triển du lịch
- Tỉnh Hoà Bình có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên rất đa dạng, phong phú gồm các sông, suối, hồ nước khoáng, các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, …
- Hồ Hòa Bình có diện tích khoảng lớn, với dung tích nước chứa và trên 40 đảo nổi, chính là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nuôi trồng thủy sản, tham quan khám phá, du lịch sinh thái phát triển.
2. Những phương tiện di chuyển khi đi du lịch Hòa Bình
2.1. Di chuyển từ Hà Nội đến Hòa Bình
- Phương tiện di chuyển cá nhân: Vì đoạn đường từ Hà Nội đến Hòa Bình rất dễ đi, nên bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân của mình như xe máy, ô tô,…
- Xe khách: Từ Hà Nội có rất nhiều hãng xe khách đi Hòa Bình như: Nhà xe Hoàng Thao, nhà xe Hưng Thành, nhà xe Hà Loan, nhà xe Hà Sơn…
- Xe bus: Ngoài xe khách ra bạn còn có một sự lựa chọn khác giá rẻ hơn nhiều đó là xe bus, đầu tiên bạn bắt xe bus số 72, 78 hoặc 88 tại bến xe Mỹ Đình đến Xuân Mai. Đến Xuân Mai mọi người bắt xe bus số 04 để đến Hòa Bình.
- Taxi: Taxi là cách dễ nhất để đi từ Hà Nội tới Hoà Bình. Bạn có thể đi theo cách mình muốn, dừng và tham quan ở bất kỳ đâu bạn thích. Bạn cũng có thể chọn loại xe và cỡ xe theo nhu cầu sao cho thoải mái.
2.2. Di chuyển từ miền Nam, Trung đến Hòa Bình
- Máy bay: Đây là phương tiện di chuyển được ưu tiên vì sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều, mặc dù hiện tại chưa có đường bay nào bay trực tiếp đến Hòa Bình. Vì thế, bạn cần đặt vé máy bay ra Hà Nội trước. Khi ra đến Hà Nội, bạn có thể thuê xe máy hoặc đặt vé xe khách đi Hòa Bình đều được.
Book vé máy bay giá rẻ tại Thu Duc Travel để nhận được nhiều ưu đãi nhé!!
+ Tàu hỏa: Bạn hoàn toàn có thể đặt vé tàu hỏa từ Hồ Chí Minh ra Hà Nội, tuy nhiên thời gian di chuyển sẽ rất lâu. Đối với loại tàu SE (tàu nhanh) thì sẽ mất đến 29 đến 32 tiếng, còn với loại tàu TN (tàu chậm) sẽ mất 40 đến 42 tiếng.
Bạn có thể tham khảo đặt vé tàu tại Thu Duc Travel để chuyến đi trọn vẹn hơn nhé!!
+ Taxi: Du khách đến đây cũng dễ dàng di chuyển đến các địa điểm du lịch mong muốn, chỉ cần 1 cuộc gọi 5 phút sau taxi đã có mặt tận nơi để phục vụ du khách.
Thu Duc Travel đơn vị cho thuê xe du lịch toàn quốc
- Xe bus: Hiện tại, Hòa Bình đã khai thác 3 tuyến xe bus phục vụ người dân và du khách di chuyển trong tỉnh.
- Thuê xe máy, xe đạp: Ở một số địa phương phát triển du lịch, và trong các khu du lịch cũng có cho thuê xe máy, xe đạp với mức giá hợp lí cho du khách thoải mái khám phá.
3. Những điểm tham quan du lịch tại Hòa Bình
3.1. Du lịch Hòa Bình - Bảo Tàng Không Gian Văn Hóa Mường
- Bảo tàng “ Không gian văn hóa Mường” là Bảo tàng tư nhân đầu tiên về văn hóa của dân tộc Mường. Sở dĩ dân tộc Mường có riêng bảo tàng của mình bởi vì đây là một dân tộc có bề dày truyền thống văn hoá trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Những địa điểm vui chơi tại Bảo Tàng: Cấu trúc của khu Bảo tàng được chia thành hai khu chính: Khu tái hiện và Khu trưng bày.
- Khu tái hiện: Cấu trúc của Khu tái hiện gồm 4 khu nhà sàn, mỗi khu đại diện cho 4 tầng lớp trong xã hội Mường, đó là:
+ Nhà Lang – dành cho tầng lớp thống trị
+ Nhà Ậu – dành cho người giúp việc cho nhà Lang
+ Nhà Noóc – nhà của tầng lớp bình dân
+ Nhà Noóc trọi – nhà của tầng lớp bần cùng trong xã hội Mường xưa kia.
- Khu trưng bày: Toàn bộ khu trưng bày được chia làm 5 phòng, mỗi một phòng sẽ có những không gian và hiện vật riêng.
- Các không gian khác: Muong studio là nơi để các nghệ sĩ trong nước và quốc tế giao lưu, sáng tác, trao đổi và triển lãm các tác phẩm của mình.
3.2. Du lịch Hòa Bình - Khám phá, trải nghiệm du lịch cộng đồng Bản Mường Giang Mỗ
- Bản Mường Giang Mỗ là một thung lũng nhỏ nằm nép mình chân núi Mỗ. Tách biệt với khói bụi, ồn ào của thành phố, vẻ đẹp lãng mạn của Bản Mường Giang Mỗ Hòa Bình là nơi lý tưởng để du khách dừng chân. Với vẻ đẹp của phong cảnh núi non, của những ngôi nhà sàn đơn sơ,… Sẽ khiến du khách mỗi khi đặt chân đến Giang Mỗ đều cảm nhận được cuộc sống thanh bình. Nhưng vẫn ấm áp của đồng báo dân tộc Mường nơi đây.
3.3. Đền Bồng Lai Cao Phong - Điểm du lịch tâm linh tại Hòa Bình
- Đền Bồng Lai - Ngôi đền linh thiêng có cảnh quan tuyệt đẹp trên cung đường Tây Bắc. Hằng năm, mỗi độ tết đến Xuân về, du khách khắp nơi nô nức tới đây trẩy hội, tham quan và vãn cảnh. Giữa mênh mông núi rừng trùng điệp, Đền Bồng Lai mang đến ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách bởi không gian yên tĩnh và thanh tịnh.
- Ngôi đền linh thiêng thờ Cô Đôi Thượng Ngàn (đệ nhị thượng ngàn tiên nương) cùng các vị tiên thánh Tứ Phủ, ngôi đền dựa lưng vào dãy núi Đầu Rồng, hướng mặt ra một khoảng không gian bao la, khoáng đạt nhìn về thị trấn Cao Phong.
- Ngôi đền có lịch sử lâu đời, xây dựng từ những năm 1890 dưới thời vua Thành Thái và được trùng tu lại năm 2013 để có được diện mạo khang trang như ngày hôm nay.
3.4. Du lịch Thung Nai Hòa Bình - Thả mình giữa núi rừng Tây Bắc
- Cách Hà Nội khoảng 110km, Thung Nai với sự hoà quyện của sông nước, núi non là điểm đến hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua. Thung Nai là một xã lòng hồ sông Đà, trực thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, xưa vốn là xứ Mường Thàng, 1 trong những nơi sinh sống trù phú nổi tiếng của người Mường.
- Du lịch Thung Nai mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng, tuy nhiên vào mùa hè, khoảng tháng 5 đến tháng 8 không khí trên này rất trong lành, mát mẻ, phù hợp đến để tránh nóng.
- Đặc biệt là vào những ngày cuối tuần và những hôm rằm, du khách có thể được thưởng ngoạn ngắm trăng trên lòng hồ sông Đà vì trăng những ngày rằm vô cùng sáng và đẹp.
- Nếu bạn đi vào mùa nước cạn thì có thể thăm được động Thác Bờ, đền Thác Bờ.
- Những địa điểm tham quan du lịch tại Thung Nai:
+ Chèo thuyền ngắm cảnh lòng hồ sông Đà
+ Công viên nước nổi ở bản Ngòi
3.5. Du lịch Cao Phong - Trải nghiệm du lịch cộng đồng Hòa Bình
- Du lịch Cao Phong Hòa Bình, bạn sẽ có cơ hội khám phá một miền đất mới xinh đẹp, nơi có cảnh đẹp hoang sơ, có nhiều bản làng xinh đẹp và đền chùa cổ kính.
- Với độ cao trung bình cùng tiết trời mát mẻ thì du khách có thể du lịch Hòa Bình gần như quanh năm. Tuy nhiên đẹp nhất là mùa hè để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ. Còn nếu muốn tham quan hồ Hòa Bình, bạn hãy đến vào mùa mưa vì mực nước dâng cao, cảnh sắc trong hồ cũng đẹp hơn nhiều.
- Những điểm tham quan du lịch ở Cao Phong Hòa Bình
3.6. Cửu Thác Tú Sơn Hòa Bình - Địa điểm Du lịch lý tưởng gần Hà Nội
- Cửu thác Tú Sơn là một trong những địa điểm du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan nơi đây, cảnh vật vô cùng nên thơ hữu tình. Địa danh được ví giống như non xanh của đất Mường.
- Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Cửu thác bởi nơi đây có 9 dòng thác ghép lại trong đó bao gồm thác tình u Cơ, thác Tiên Tắm, thác Trải Chiếu Quan Lang, thác nàng Út Lót, Thác Bạc, thác Trượng Phu, thác Thượng Ngàn, thác Mẫu, thác Thiên Ngọc Thạch.
- Khám phá vẻ đẹp của Cửu Thác Tú Sơn - Đến đây bạn có thể trải nghiệm nhiều nét văn hoá hấp dẫn của nơi đây như:
+ Ngắm nhìn không gian tuyệt mỹ
+ Địa điểm picnic lya tưởng dịp cuối tuần
3.7. Suối khoáng nóng Kim Bôi - Tất tần tật kinh nghiệm ăn chơi tại Hòa Bình
- Suối khoáng Kim Bôi không chỉ là địa điểm du lịch đối với du khách địa phương và đây không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách từ các địa phương khác trong tỉnh thành, hành trình du lịch đến đây bạn sẽ có cơ hội được khám phá nhiều điều hấp dẫn và mới lạ.
- Hầu hết khách du lịch thường lựa chọn đến với suối khoáng nóng Kim Bôi vào những ngày cuối tuần hoặc những ngày lễ, đây cũng chính là thời gian khách du lịch đến với nơi đây nhiều nhất.
- Tuy nhiên khu vực suối khoáng nóng là một trong những địa điểm mà khách du lịch thường đến đây vào những ngày mùa hè hoặc mùa xuân, thu. Dừng chân tại đây khách du lịch sẽ được đắm mình trong bầu không khí trong lành cùng với đó là có những cảm nhận vô cùng hấp dẫn đầy tuyệt vời.
- Suối khoáng nóng Kim Bôi Hòa Bình có gì thú vị?
+ Tắm suối khoáng nóng Kim Bôi
+ Thư giãn trong không gian xanh mát của khu du lịch
+ Thưởng thức những món ăn hấp dẫn vùng đất xứ Mường
3.8. Khu du lịch sinh thái Hồ Dụ Hòa Bình - Địa điểm dã ngoại lý tưởng
- Đến với khu du lịch sinh thái Hồ Dụ ngoài chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành. Bạn còn được trải nghiệm như trở về các vùng nông thôn dân dã, thông qua các hoạt động: câu cá, bắt cá, chèo thuyền.... Đặc biệt, với khuôn viên rộng rất thích hợp cho các hoạt động tour team building, dã ngoại ngoài trời.
- Có vị trí không quá xa Hà Nội, Hồ Dụ phù hợp với các tour đi dã ngoại, tổ chức team building, vui chơi. Vậy nên bạn có thể đi du lịch Hồ Dụ bất cứ thời gian nào phù hợp. Phần đông du khách đi du lịch Hồ Dụ vào thời gian từ tháng 9 - 11 hàng năm.
- Chơi gì khi đi du lịch Hồ Dụ: Ngoài khung cảnh thiên nhiên thơ mộng hay những món ăn ẩm thực đặc sản của Hòa Bình. Thì du khách còn được tham gia trải nghiệm với một số trò chơi, hoạt động hấp dẫn có thể kể đến như: Kéo co, Đi thuyền tham quan Hồ Dụ, Tắm hồ, Đi cầu thăng bằng, Lửa trại, Kéo Co, Chèo thuyền, Hoạt động du lịch kết hợp team building, Cắm trại ở khu du lịch Hồ Dụ
3.9. Động Đá Bạc Lương Sơn - Thắng cảnh đẹp tại Hòa Bình
- Hòa Bình không chỉ có những bản làng thơ mộng tựa chốn cổ tích mà còn có vô vàn những kiệt tác tuyệt phẩm được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo của tạo hóa, tiêu biểu như động Đá Bạc huyền bí khiến bao người mê mẩn.
- Theo truyền thuyết trong vùng kể rằng xưa kia các tiên nữ ở trên trời rủ nhau xuống trần vãn cảnh đã bị vẻ đẹp huyền bí nơi động Đá Bạc Liên Sơn thu hút khiến các nàng mải mê vui chơi mà không chịu về thượng giới. Điều này đã khiến Ngọc Hoàng giận dữ liền đóng cửa nhà trời không cho các nàng tiên về trời, để rồi năm này qua năm khác quần tiên đã hóa thân vào vách núi và từ đó động có tên gọi thú vị khác là động Tiên.
- Động Đá Bạc có gì thú vị: Động Đá Bạc là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao của tạo hóa với chiều dài 65m, rộng từ 4m đến 22m, nơi cao nhất lên đến 15m và được chia thành 3 động nhỏ mang tên: động Cô Tiên, động Long Tiên và động Mẫu, với mỗi một nơi lại có một vẻ đẹp khác nhau khiến du khách phải trầm trồ, ngỡ ngàng không thôi.
3.10. Bản Lác Mai Châu - Tận hưởng bình yên giữa vùng cao Tây Bắc
- Bản Lác Mai Châu là một địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng đất Hoà Bình nằm trong thung lũng Mai Châu Hoà Bình, nơi đây có khí hậu vô cùng mát mẻ và trong lành. Không những vậy vùng đất Mai Châu còn là cái nôi của nền văn hoá dân tộc Thái, đến đây du khách cảm nhận được bầu không khí trong lành của thiên nhiên cũng như khám phá được nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân tộc Thái cũng như người dân du lịch tại vùng đất Hoà Bình.
- Đến với bản Lác Mai Châu vào mùa hè du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành cũng như cảm nhận thời tiết giống như một vùng Đà Lạt thu nhỏ, vào buổi sáng và buổi chiều tối thời tiết ở đây mát mẻ đôi lúc còn se lạnh, tuy nhiên vào mùa hè khoảng tầm tháng 7 tại Mai Châu độ ẩm khá cao cũng như là vào mùa mưa của miền Bắc nên tại đây thường mưa lớn. Chính vì vậy nếu đi vào khoảng thời gian này bạn cần theo dõi thời tiết trước khi đi.
- Khám phá bản Lác Mai Châu Hòa Bình
+ Tận hưởng bản sắc dân tộc Thái
+ Hoạt động tập thể, trải nghiệm văn hoá
+ Thưởng thức đặc sản ở bản Lác Mai Châu
3.11. Bản Pom Coọng Hòa Bình - Nét đẹp của người dân tộc Thái
- Bản Pom Coọng Hòa Bình tọa lạc tại thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nơi đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, có núi đồi trập trùng, có bản làng mộc mạc và có những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát.
- Bạn có thể đến với bản Pom Cọng vào bất kể thời gian nào mà bạn muốn, mỗi mùa đến với nơi đây đều mang đến cho những kẻ đẹp khác nhau. Không mùa nào giống với mùa nào để bạn đặt chân đến với Mai Châu
+ Mùa xuân bạn đến với Mai Châu sẽ cảm nhận được hình ảnh vẻ đẹp vô cùng bình yên của nơi đây, với hình ảnh của những cây đào rừng đang nở hoa rực rỡ tất cả mang đến cho bạn một khung cảnh vô cùng bắt mắt.
+ Mùa hè đến với bản Pom Cong mang đến cho bạn một không gian vô cùng thoải mái cũng như vô cùng thích thú, dừng chân tại đây bạn sẽ cảm nhận những điều vô cùng trong lành từ thiên nhiên nhìn thấy hình ảnh những bông lúa đang vào mùa với một màu vàng rực rỡ óng ả không những vậy bạn còn nhìn thấy hình của những người dân lao động cần cù chịu khó.
+ Mùa thu đến với Mai Châu một khung cảnh hoàn toàn mới lạ dành cho bạn, tại Mai Châu có 2 vụ mùa thu đến với Mộc Châu vào khoảng thời gian tháng 9 bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của những cánh đồng lúa xanh tốt tươi khi dừng chân tại đây bạn sẽ được đắm chìm trong không gian này hứa hẹn sẽ cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.
+ Mùa đông đến với thung lũng xanh Mai Châu bạn sẽ có cơ hội cảm nhận cái lạnh giá của mùa đông khi dừng chân tại đây, đắm chìm trong một khung cảnh tuyệt vời một không gian lắng đọng cho bạn những trải nghiệm vô cùng thích thú, hứa hẹn sẽ là điểm dừng chân tuyệt vời dành cho bạn.
3.12. Đèo Đá Trắng – địa điểm checkin hấp dẫn du khách ở Hòa Bình
- Với cảnh quan hùng vĩ và sắc màu tựa tuyết phủ, đèo Đá Trắng từ lâu đã là địa điểm check-in thu hút giới trẻ khi đến những cung đường ở huyện Mai Châu, Hòa Bình.
- Du khách có thể đến cung đèo này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng nếu muốn kết hợp tham quan các điểm du lịch hay khám phá lễ hội, có một vài gợi ý dành cho bạn như:
+ Tháng giêng thời tiết rất lý tưởng cho những chuyến du xuân ở Hòa Bình. Từ ngày 4 - 6 tháng Giêng âm lịch là thời gian lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thủy)
+ Tháng 5 - tháng 7 bạn có thể kết hợp chinh phục đèo và đi xem hồ Hòa Bình xả lũ.
- Du khách và phượt thủ cần lưu ý, tháng 7 - tháng 8, thời tiết thường xuyên có mưa lớn nên đường xá đi lại nguy hiểm và có nguy cơ sạt lở cao. Nếu phượt bằng xe máy tốt nhất bạn nên tránh thời điểm này này.
- Có gì hấp dẫn du khách đến đèo Đá Trắng?
+ Thỏa sức “sống ảo” ở một góc “trời Tây”
+ Trải nghiệm thời tiết 4 mùa trong ngày
+ Địa điểm lý tưởng ngắm toàn cảnh Mai Châu
+ Thưởng thức sản vật địa phương
3.13. Review Hang Chiều Mai Châu - Vẻ đẹp hang động tại Hòa Bình
- Hang Chiều Mai Châu nổi tiếng là một địa danh thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp, hùng vĩ, hoang sơ khi mà du khách đặt chân tới đây. Hang Chiều Mai Châu sẽ cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời, bởi nơi đây có những hang động kì vĩ tạo được sự tò mò của du khách khi đặt chân tới Mai Châu. Nơi đây đã được công nhận là di tích quốc gia nên có thể nói Hang Chiều Mai Châu là một địa điểm cực kì lý tưởng với khí hậu trong lành, dễ chịu, mà bạn không thể bỏ qua.
- Hang Chiều thu hút khách bởi những thạch nhũ với nhiều hình thù khác nhau rất nhiều các hình dáng tự nhiên được tạo nên. Với những tia nắng chiếu vào sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp kì vĩ của nơi đây thật long lanh và huyền bí.
3.14. Hang Mỏ Luông Mai Châu - Địa điểm không thể bỏ qua khi đến Hòa Bình
- Hang Mỏ Luông Mai Châu là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Mai Châu. Bỏ lại những ồn ào, hối hả nơi chốn thành thị xô bồ, về với hang Mỏ Luông Mai Châu để khám phá thiên nhiên kì vĩ, trải nghiệm hoạt động du lịch mới mẻ, hòa mình để cảm nhận vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc.
- Trong tiếng Thái “Mỏ Luông” có nghĩa là “nguồn nước lớn”. Hang động này có nguồn nước bắt nguồn từ lòng dãy núi Pù Kha, sau đó dòng nước này lại chảy về cánh đồng phía Tây. Nhân dân địa phương đã làm một hồ chứa nước lớn, giúp công việc trồng trọt được thuận lợi hơn và cho đặt tên là hồ Mỏ Luông.
- Khám phá vẻ đẹp ở hang Mỏ Luông
+ Khám phá hệ thống động trong hang Mỏ Luông
3.15. Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình - Công trình thế kỷ của Việt Nam
- Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình ngoài chức năng chống lũ, phát điện, tưới tiêu và đảm bảo giao thông đường thủy thì thuỷ điện Hòa Bình còn là nơi tham quan du lịch nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Hãy cùng Thu Duc Travel khám phá nơi này trước khi tận mắt chiêm ngưỡng nhé!!!
- Mùa nào nhà máy thuỷ điện cũng có những nét lôi cuốn riêng. Có người thích nét đẹp tươi sáng dưới cái nắng chói chang của mùa hè, có người lại thích sự ảm đạm, hơi buồn trong khung cảnh se se lạnh của mùa đông.
- Tuy nhiên, nếu bạn muốn chiêm ngưỡng những màn nước trắng xóa diễm lệ thì mùa mưa là cơ hội tuyệt vời. Vì vào thời điểm này, nhà máy bắt đầu xả nước. Đó cũng là lí do, khung cảnh hùng vĩ nơi này tự dưng lại lộ liễu và nổi bật hơn hẳn.
- Những địa điểm tham quan tại nhà máy thuỷ điện Hòa Bình
+ Đường hầm dẫn đến các tổ máy phát điện
+ Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh trên đồi ông Thượng
+ Nhà truyền thống lưu giữ bức thư gửi thế hệ mai sau
+ Đài tưởng niệm những công dân Việt Nam và chuyên gia Liên xô hi sinh trên công trình thuỷ điện
+ Thưởng thức những món ngon khi đến thuỷ điện Hòa Bình
3.16. Động Thác Bờ - Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh Tại Hòa Bình
- Động Thác Bờ là một không gian linh thiêng cùng những thạch nhũ kỳ ảo lung linh khiến cho nơi này luôn là điểm đến thú vị dành cho những khách du lịch thích khám phá trên hành trình du lịch của mình. Đây còn là nơi được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận là Di sản quốc gia vào năm 2008 nữa. Thế thì chắc chắn bạn đang tò mò về vẻ đẹp của di sản quốc gia như thế nào rồi nhỉ? Hãy cùng Thu Duc Travel đi tìm hiểu về động Thác Bờ - 1 trong những địa điểm tuyệt đẹp đáng đi nhất tại Hòa Bình nhé!!!
- Đến động Thác Bờ, bạn có thể đi đến tham quan các điểm du lịch gần động như: Đền Bà chúa Thác Bờ, suối Trạch, đảo và nhà nghỉ Cối xay gió, chợ Bờ, bản và động Ngòi Hoa, bè nuôi cá lồng trên hồ… hoặc đi thăm bản Mường Giang Mỗ, đập thủy điện Hòa Bình,…
- Đến Động Thác Bờ có gì chơi?
+ Lòng động với những khối nhũ đá hoa văn
3.17. Lũng Vân Hòa Bình - Ngắm thung lũng mây xứ Mường
- Lũng Vân Hòa Bình là một xã thuộc huyện Tân Lạc của tỉnh Hoà Bình đến đây du khách sẽ được khám phá phong cảnh “Thung Lũng Mây vô cùng đẹp mắt và huyền bí không những thế dừng chân ở đây bạn có cơ hội tìm hiểu cũng như khám phá những nét văn hoá của người dân tộc Mường hứa hẹn nơi đây sẽ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất dành cho bạn trong quá trình du lịch đến với đây.
- Theo kinh nghiệm của những người dân địa phương thì đây thì thời điểm đến với vùng đất này đẹp nhất là vào khoảng tháng 4 đây cũng là khoảng thời gian bạn có cơ hội săn mây vô cùng đẹp mắt.
- Ngoài ra các thời điểm khác trong năm đến với khu vực này đều có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nơi đây, khung cảnh hùng vỹ cùng với đó là không khí nơi đây vẫn luôn mát mẻ xua tan đi cái nóng oi bức của những ngày hè nắng nóng. Đặc biệt đến đây vào những ngày mùa thu du khách cũng có cơ hội được trải nghiệm cắm trại vô cùng thích thú
- Lũng Vân mỗi mùa lại mang đến cho bạn những vẻ đẹp khác nhau không mùa nào giống với mùa nào, đến đât bạn đừng quên mang cho mình những chiếc áo khoác mỏng để giữ ấm cho mình bạn nhé!
- Khám phá Lũng Vân Hòa Bình có gì đẹp?
+ Ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
+ Cung đường mà các phượt thủ đều muốn chinh phục
+ Thưởng thức những món ăn đặc sản
3.18. Thác Thăng Thiên Hòa Bình tất tần tật
Thác Thăng Thiên là một trong những địa điểm dã ngoại không chỉ nổi tiếng với người dân bản địa, mà nơi đây còn là địa điểm cuốn hút những lữ khách phương xa đến tham quan khám phá. Một địa điểm mang đến cho bạn một khung cảnh thiên nhiên xanh mướt cực lãng mạng, sự huyền diệu của dòng thác bạt ngàn và là nơi giúp bạn tận hưởng bầu không khí trong lành, cho những ngày nghỉ cuối tuần càng thêm ý nghĩa.
- Tỉnh Hoà Bình tọa lạc tại vùng núi phía Bắc nên thời tiết nơi đây quanh năm mát mẻ và dễ chịu. Du khách có thể đến đây vào bất cứ thời gian nào, mỗi mùa sẽ có một nét đẹp riêng để bạn khám phá.
- Tuy nhiên khoảng thời gian thích hợp để bạn khám phá thác Thăng Thiên Hòa Bình là vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7. Lúc này thời tiết khô ráo, nắng đẹp thuận lợi cho việc di chuyển và thích hợp cho những hoạt động dã ngoại ngoài trời như checkin, tắm thác, bơi lội,…
- Nếu có ý định đi vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12 đây là khoảng thời gian dòng thác hùng vĩ nhất, nhưng bạn cần cân nhắc xem dự báo thời tiết tránh trường hợp mưa lớn, bão lũ gây trơn trượt nguy hiểm.
- Đến Thác Thăng Thiên thì có gì để chơi?
+ Chiêm ngưỡng nét thơ mộng của dòng thác
+ Tham gia những hoạt động lý thú
4. Hòa Bình có những lễ hội nào đặc sắc
4.1. Lễ hội Cầu an Bản Mường - nét văn hóa đặc sắc của người Thái
Lễ hội Cầu an Bản Mường thường được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hàng năm (dịp Tết Nguyên Đán). Lễ hội được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang ý nghĩa rất quan trọng với người dân tộc Thái tại vùng núi Tây Bắc.
- Thời gian tổ chức: Thường được tổ chức vào cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch hàng năm (dịp tết Nguyên Đán) thường diễn ra trong 2 đến 3 ngày.
- Địa điểm tổ chức: Thường được tổ chức tại một bãi rộng, nơi có nguồn nước (mở nước), nhiều khi là nguồn nước thiêng, hoặc ở cạnh rừng (bìa rừng).
- Theo truyền thống thì để chuẩn bị cho phần lễ chính của lễ hội cầu an bản Mường, từ chiều ngày hôm trước, thầy mo (hay thầy cúng) cùng một số người dân trong bản chuẩn bị lễ vật mang đến bờ suối để làm lễ cúng ma rừng và mời các vị thần linh, thổ công, thổ địa, ma rừng, long vương, diêm vương về nhận lễ tuyên bố lý do làm lễ cầu an bản Mường.
4.2. Lễ Mừng cơm mới của người Mường - Tín ngưỡng dân tộc Việt Nam
- Thời gian tổ chức: Vào tháng 8 âm lịch. Không định ngày tuỳ theo điều kiện của từng gia đình mà làm lễ cơm mới to hay nhỏ.
- Địa điểm tổ chức: Tổ chức tại gia đình
- Theo quan niệm của người Mường, sau khi lúa được đưa về nhà, gạo mới nấu thành cơm phải đem cơm đó cúng ông bà tổ tiên trước, sau đó mới được ăn. Người Mường bắt đầu nghi lễ mừng cơm mới bằng việc đi rước vía lúa về nhà. Đến thời điểm lúa chín, người chủ gia đình chọn ngày tốt ra thăm ruộng, ngắt bảy hoặc chín bông nếp cái đẹp (tượng trưng cho bảy vía hoặc chín vía lúa) ở ruộng nhà mình tết lại thành một bó nhỏ đem về treo ở đầu cột cái trong nhà, nơi cạnh bàn thờ tổ tiên.
- Lễ mừng cơm mới còn là dịp để người Mường tập hợp, giao lưu, gặp gỡ và cùng nhau tận hưởng niềm vui của một vụ mùa mới. Đây cũng là dịp để tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường trong xã hội hiện đại ngày nay.
4.3. Lễ hội đánh cá suối Tháng ba tại Hoà Bình - Độc đáo lễ hội Việt Nam
- Thời gian tổ chức: Vào khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm
- Địa điểm tổ chức: Tại xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc, Hòa Bình
- Lễ hội là dịp để người dân bảy tỏ sự tôn kính với các vị thần linh, đồng thời là cơ hội để người dân vui chơi, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Lễ hội này cũng mang ý nghĩa tuyên truyền sâu rộng tới người dân việc bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên.
- Lễ hội đánh cá Suối Tháng ba ngày nay được chia làm hai phần: Phần Lễ và Phần Hội
3.4. Lễ hội Đu Mường Vôi Hòa Bình - Nét văn hóa dân tộc Mường
- Thời gian tổ chức: Ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch
- Địa điểm tổ chức: Tại xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình
- Hội đu Mường Vôi đã có trên 100 năm, do chiến tranh, hội đu Mường Vôi đã có một thời gian bị gián đoạn không được tổ chức, nhưng đến nay, hội đu Mường Vôi lại được khôi phục và tổ chức định kỳ với nhiều hoạt động đa dạng phong phú.
- Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội
+ Phần lễ gồm có dâng hương cúng thành hoàng làng, đọc lời khai mạc và đánh trống khai hội.
+ Phần hội có tổ chức đánh đu, ném còn, bắn nỏ, kéo co, đánh bóng chuyền, đánh mảng và đẩy gậy. Đặc biệt, trong lễ hội đu Vôi còn có những nghệ nhân hát đúm, rằng thường để cổ vũ khích lệ ngày hội và chúc mọi người, mọi nhà có một mùa xuân mới an lành, no đủ, và cac tiết mục văn nghệ khác.
3.5. Lễ hội Khai Hạ ở Mường Bi - Những lễ hội đặc sắc tại Hòa Bình
- Lễ hội là sự khởi đầu của một năm mới, là hoạt động văn hoá, tín ngưỡng có tính truyền thống không thể thiếu của người Mường Bi, nó gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang đậm dấu ấn của nền văn minh Việt cổ đồng thời cũng là dịp giao lưu gặp gỡ thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.
- Thời gian tổ chức: Được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng giêng Âm lịch hàng năm (tức ngày mồng 7 tháng tư lịch Mường Bi)
- Địa điểm tổ chức: Tại Mường Bi, huyện Tân Lạc, Hòa Bình
Lễ hội có từ lâu nhưng được phục dựng lại từ năm 2002. Có 2 phần chính là phần Lễ và phần Hội. Trước Lễ ngay từ sáng sớm, những người được giao nhiệm vụ chuẩn bị lễ vật dâng cúng mang ra Miếu nơi thờ Quốc Mẫu Hoàng Bà - người có công truyền dạy cho dân Mường biết chăn nuôi gia súc gia cầm, khai mương mở nước, dẫn thủy nhập điền, cày bừa, cấy hái lúa, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải,...
5. Những Món Ngon Không Thể Bỏ Qua Khi Đi Du Lịch Hòa Bình
Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với những cảnh sắc thiên nhiên đẹp nên thơ trữ tình mà còn có các món ăn đặc sản vừa ngon lại vô cùng bắt mắt nữa.
- Món cuối cùng mà chúng ta phải thử khi đến Hòa Bình đó là canh loóng. Món canh này được nấu từ nước thịt cùng với nõn của cây chuối để tạo nên và khi nấu cũng cần phải canh coi theo thời gian cụ thể mới có thể cho ra đời món canh ngon được.
- Chả cuốn lá bưởi là món đặc sản nổi tiếng không kém gì cơm Lam ở mảnh đất Hòa Bình. Thoạt nhìn, chả có phần hơi giống chả cuốn lá lốt.
- Cơm Lam từ lâu đã không còn chỉ là đặc sản của riêng Hòa Bình, tuy nhiên cơm Lam nơi đây lại có hương vị rất riêng, bởi món ngon này được người dân chế biến từ gạo nếp nương nổi tiếng, hạt vừa phải, thuôn dài, trắng và thơm.
- Đây được mệnh danh là đặc sản Hòa Bình, đến mảnh đất này rồi mà không thử món lợn mán thui luộc thì thật là đáng tiếc. Thịt lợn ở đây thơm và chắc hơn so với lợn nhà bởi được nuôi thả tự nhiên trên các lưng đồi.
- Măng chua nấu thịt gà là một món ăn rất hợp với tiết trời oi nóng bởi vị chua chua của măng sẽ khiến cho vị giác của bạn cảm thấy dễ chịu phần nào.
- Nhờ có sông Đà chảy qua mà Hòa Bình có nguồn hải sản phong phú: trắm, lăng… được chế biến kỳ công thành nhiều đặc sản khác nhau, trong đó món cá nướng đồ được yêu thích hơn cả. Cá sau khi được nướng xong tỏa mùi thơm hấp dẫn nhưng chưa vội được dọn lên mà còn phải bọc lá chuối đồ lên rồi mới có thể thưởng thức.
- Thiên nhiên phú cho Hòa Bình có nguồn thực vật phong phú với rất nhiều loài lá rừng có thể chế biến thành những món ngon, điển hình là món rau rừng đồ.
- Đến Hòa Bình mà chưa thưởng thức hương vị rượu Cần đăng đắng, chua chua, ngòn ngọt làm “mê đắm” lòng người thì coi như chưa đến mảnh đất Tây Bắc này rồi. Rượu Cần thường được người nơi đây uống vào những dịp lễ tết hay mang ra để chiêu đãi khách quý.
- Du lịch Hòa Bình chắc hẳn bạn đã nghe đến món ăn đặc sản thịt lợn muối chua. Đây là một món ăn của người Mường ở Hòa Bình thường được dùng trong những dịp lễ Tết, cưới hỏi, hay đãi khách quý trong nhà.
- Đây là một trong những món đặc sản Hòa Bình được lòng du khách nhất nhờ hương vị thơm ngon lạ miệng.
- Xôi nếp nương Mai Châu hay còn được gọi là xôi các màu, món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc mỗi dịp lễ, tết, ngày hội. Việc được làm từ gạo nếp nương thơm ngon nổi tiếng khắp đất nước càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
6. Lưu trú ở đâu khi đi du lịch Hòa Bình
- Vì là một địa điểm khá gần Hà Nội nên ngoại trừ Lũng Vân, Mai Châu và Thung Nai thì hầu hết những địa điểm tham quan khác ở Hòa Bình bạn đều có thể đi và về trong ngày. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nghỉ qua đêm ở Hòa Bình thì khu vực trung tâm thành phố cũng có nhiều điểm lưu trú để bạn có thể dễ dàng lựa chọn như: Homestay, khách sạn, Resort, Nhà Sàn của người Mường....
7. Mua Gì Về Làm Quà Tặng Người Thân Khi Đi Du Lịch Hòa Bình
- Tỏi tía Hòa Bình là một đặc sản hấp dẫn đối với du khách, tỏi ở đây đặc biệt vì tép tỏi có màu vàng nhưng củ thì nhỏ, thơm, nhiều dầu vị cay nồng đặc trưng. Khi có sự góp mặt của tỏi tía, các món ăn sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
- Tháng 7 là thời điểm quất hồng bì hoặc nhâm vòng) vào vụ thu hoạch. Hàng trăm điểm bán hồng bì dọc tuyến quốc lộ 6 đoạn từ xã Dân Hòa qua Dân Hạ đến thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) tấp nập người mua.
- Các giống cam trồng tại huyện Cao Phong đều có nguồn gốc từ nơi khác. Tuy nhiên, khi đưa về trồng lại đây do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu nên đã trở thành một trong những loại đặc sản phổ biến được mua về làm quà nhiều nhất khi du lịch Hòa Bình.
- Giống cây có màu tím thẫm, thân bóng mịn, lóng dài, vị ngọt thơm. Đây là một trong những món quà quê bình dị mà nhiều người tới Hòa Bình chọn mua. Cây mía Hòa Bình có màu tím thẫm, thân bóng mịn, lóng dài, trong đó, nổi tiếng nhất là mía Phong Phú (Tân Lạc). Cây to, cao tới gần 2m, ít mắt. Mía mềm, ngọt mà không gắt, mùi thơm đặc trưng.
- Đây là giống bưởi với quả tròn, vỏ màu vàng, khi chín chuyển màu vàng, phớt hồng; Phần cùi khi chín có màu hồng đỏ, khối lượng trung bình từ 800 – 1000g, múi và vách múi dễ tách rời nhau. Múi bưởi đỏ hồng, mọng nước, ăn giòn, ngọt không he đắng.
- Ở độ cao trên 1000 mét so với mực nước biển, quanh năm sương mù, vùng núi Pà Cò có các cây chè tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi mọc rải rác khắp 9 bản của xã. Những gốc chè ở đất Pà Cò này ngày trước là của người Thái Bao La nuôi dưỡng, đến khi họ không ở nữa mới truyền lại cho người Mông giữ.
- Đặt chân đến Hòa Bình bạn cũng nhớ mua măng đắng nơi đây về làm quà cho người thân của mình. Bởi món măng đắng ở nơi đây rất ngon và có hương vị đặc trưng độc đáo mà không nơi nào có được. Với măng đắng bạn sẽ chế biến được rất nhiều món ăn ngon đó.
- Tiếp đến khi nói về đặc sản Hòa Bình thì măng khô cũng là một đặc sản mà chúng ta nên chọn mua về làm quà. Măng ở đây được chế biến và phơi sấy cẩn thận, thủ công hoàn toàn nên đảm bảo vừa ngon lại vừa an toàn.
- Rượu cần sẽ là món quà vô cùng độc đáo sau chuyến đi du hí Hòa Bình cho gia đình. Với vị ngọt dịu và êm nồng của rượu cần mang đến hương vị thơm ngon từ núi rừng. Là món quà vô cùng tuyệt vời.
8. Thời Gian Lý Tưởng Để Tham Quan Du Lịch Hòa Bình
- Khác xa so với không khí ngột ngạt và đầy những âm thanh ồn ào của Hà Nội, khi đến với Hòa Bình, bạn sẽ được đắm mình vào sự yên bình và thời tiết cực dễ chịu. Đặc biệt, cuộc sống của người dân hòa mình cùng với thiên nhiên nên sẽ có rất nhiều điều mới mẻ và thú vị dành cho bạn khám phá.
- Tháng 11 - 12: Lúc này, thời tiết đã bắt đầu vào đông, ngày hơi se lạnh và đêm lại có cảm giác buốt hơn một chút. Vậy nên nếu bạn đến Hòa Bình vào thời điểm này, bạn sẽ có cơ hội được đắm mình vào sắc trắng tinh khôi của những vườn cải – một trong những “đặc sản” của Mai Châu hay Mộc Châu mỗi khi đông về.
- Tháng 12 - 2: Vùng núi Mai Châu Hòa Bình có trồng khá nhiều đào và mơ, mận. Vậy nên mỗi khi đông về, những gốc cây cổ thụ bắt đầu bung nở. Những ngôi nhà sàn nhỏ xen lẫn trong cả một vườn đào sặc sỡ tạo lên khung cảnh tựa như tranh vẽ, mang đậm hơi thở của núi rừng Tây Bắc.
- Tháng 3 - 4: Lúc này, thời tiết ở đã bắt đầu ấm áp hơn, trên những vạt đồi hoa ban trắng bắt đầu nở rộ, cảnh sắc lãng mạn không khác gì những con đường hoa anh đào ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Tháng 9 - 10: Thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10 những cánh đồng lúa đang bắt đầu chín rộ. Ngoài những thửa ruộng bằng phẳng, xen lẫn với những xóm làng còn rất nhiều thửa ruộng bậc thang trông cực kỳ bắt mắt.
9. Những lưu ý khi đi du lịch Hòa Bình
- Cần mang thêm áo khoác mỏng vì đêm xuống tại Hòa Bình khí hậu sẽ rất lạnh.
- Du lịch mùa hè tại Hòa Bình bạn nên mang theo những bộ đồ bơi để có thể vui chơi, tắm mát
- Mang theo tiền mặt bởi tại đây khá hiếm các cây ATM, nhưng không nên mang quá nhiều để đề phòng bất trắc.
- Mang theo thuốc để có thể sử dụng ngay khi cần.
- Nếu di chuyển theo hình thức phượt bằng xe máy bạn nên chuẩn bị thêm lốp dự phòng cùng bộ kit xe để hạn chế tình trạng xe bị hỏng trên quãng đường di chuyển.
- Một số dân tộc sẽ có những tập tục quan trọng, hãy tìm hiểu một chút trước khi đến thăm bất cứ bản làng nào.
- Hãy đi vào những mùa Hòa Bình chưa mưa bởi sạt lở vào mùa mưa ở đây khiến đường đi trở nên rất nguy hiểm.
- Khi muốn khám phá phong tục tập quán cũng như văn hóa của người Thái bạn nên xin phép gia chủ trước.
- Đến thăm nhà của người Thái nên chú ý đến bàn thờ tổ tiên của họ để tránh quay lưng hay chân vào bàn thờ.
10. Một số Tour Du lịch Hòa Bình tham khảo:
- Tour du lịch Sapa - Lai Châu - Điện Biên - Mộc Châu - Mai Châu 5 Ngày 4 Đêm
- Tour du lịch Hòa Bình 3 ngày 2 đêm
- Tour du lịch Hòa Bình 2 ngày 1 đêm
- Tour du lịch Hà Nội - Hòa Bình - Bản Lác - Mai Châu - Mộc Châu - Điện Biên 4 Ngày 3 Đêm
- Tour du lịch Hà Nội - Hòa Bình 2 Ngày 1 Đêm - Khám Phá Vẻ Đẹp Xứ Mường