Những món ngon không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Yên Bái
1. Bánh Chuối Lục Yên:
Từ ngàn xưa, hình ảnh cây chuối luôn gắn liền với người dân đất Việt. Và cũng hiếm có loài cây nào hữu dụng đến mức dùng được tát cả các bộ phận như chuối. Với tình yêu thiên nhiên dân tộc Tày đã nâng niu nguyên liệu từ chuối để tạo thành món bánh chuối Lục Yên ngon đặc trưng. Người Tày coi bánh chuối Lục Yên như một món ăn linh thiêng mang giá trị tinh thần rất lớn. Nó biểu thị cho tinh thần tiết kiệm, gắn bó và hài hòa với thiên nhiên. Vì thế, món bánh này thường được làm rất chỉn chu, cầu kì và được trưng dụng rất nhiều trong các dịp lễ tết, cúng bái của người Tày. Nó là một trong những món bánh không thể thiếu và bắt buộc phải có trên bàn thờ tổ tiên trong những dịp quan trọng.
Bánh chuối Lục Yên bắt nguồn từ người Tày sống ở đây sáng tạo nên. Không giống như bánh chuối ở các vùng khác là tẩm bột gạo rồi chiên lên, bánh chuối Lục Yên được làm công phu hơn rất nhiều. Nếu muốn làm bánh chuối Lục Yên thì người dân nơi đây phải chuẩn bị từ trước rất lâu, chuối chín được bóc vỏ rồi phơi khô để trong hũ cất đến khi làm bánh thì lấy ra ngâm nước nóng. Thành phần gạo làm vỏ bánh phải là gạo mới được xay thành bột nước để trộn với chuối đã xay làm vỏ.
Với bánh chuối Lục Yên, sự hấp dẫn, lôi cuốn được thể hiện qua những bàn tay khéo léo, tài tình của các bà, các mẹ. Gọi là bánh chuối nhưng thành phần tạo nên món bánh này rất đa dạng nhưng vẫn được tạo nên chủ yếu từ chuối và một chút bột gạo mới tạo nên hương vị miền Bắc đặc trưng.
Bóc nhẹ từng lớp lá chuối một màu vàng óng như mật ong dần dần hiện ra. Phần bột bên ngoài là sự pha trộn giữa bột chuối và bột gạo tạo nên sự kết dính độc đáo. Bột chuối này thường là chuối chín được sấy khô. Khi cần gói bánh người Tày mang đi ngâm nước rồi đem xay tạo ra thứ bột độc quyền này.
Phần nhân bánh là sự hòa quyện giữa đậu, đường, đậu phộng. Thứ bánh được tạo thành từ những nguyên liệu đơn giản vậy mà sao ngon đến lạ thường. Cái thi vị của bánh chuối Lục Yên không chỉ nằm ở hương vị. Mà đó còn là sự mộc mạc, đằm thắm khi tất cả nguyên liệu đều đến từ những thứ không hề đắt đỏ là chuối. Từ chiếc lá gói hay dây buộc cũng được gói gọn từ cây chuối mà ra.
Món bánh chuối như thứ quà tinh thần không thể thiếu của người dân Yên Bái mỗi khi có dịp lễ lộc. Biết bao mâm cao cỗ đầy nhưng họ vẫn phải chêm cho bằng được một phần bánh chuối vào. Như một sự biết ơn khi cố gắng phát huy nếp nhà tốt đẹp từ bao đời và lưu giữ hương vị núi rừng thuần khiết nhất.
Cách thưởng thức và bảo quản
Bánh chuối Lục Yên được người dân nơi đây làm cúng vào các dịp lễ rằm tháng Giêng hay rằm tháng Bảy. Vì là món không thể thiếu trong các dịp lễ nên bánh chuối được người dân Lục Yên nâng niu, làm bằng cả tấm lòng thành kính, tôn trọng để gửi lên “bề trên”. Bánh chuối được thưởng thức kèm theo với nước chè xanh hoặc nước trà.
Bảo quản bánh chuối nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
2. Bánh Trưng Đen:
Một trong những món ăn ngon ngày tết mang đặc trưng riêng của người Thái Mường Lò là bánh chưng đen.Bánh được đồng bào dân tộc Thái nơi đây làm ra với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Món bánh đặc sản này không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất mỗi khi xuân về. Bánh chưng đen của người Thái được cha truyền, con nối qua nhiều thế hệ. Tết đến, ăn miếng bánh chưng đen, mùi gạo quyện với than núc nác, hoa cây vừng đen, vị ngọt làm người ăn như thưởng thức được cả mùi cỏ cây, ruộng đồng, đất trời và thiên nhiên nơi miền Tây Yên Bái.
Nguyên liệu làm bánh của đồng bào được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô. Gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ. Để tạo màu đen cho chiếc bánh, đồng bào lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.
Lá dong rửa sạch rồi lau cho thật khô, cắt bớt gân cho lá mềm, khi gói lên bánh mới đẹp. Cũng là nhân đỗ xanh đãi sạch vỏ, thịt lợn chọn miếng có nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp gia vị cho vừa ăn nhưng trong nhân bánh người Thái trộn thêm hoa vừng đen tạo vị ngon khác biệt với loại bánh chưng thông thường.
Bánh chưng đen phải được gói thủ công. Củi để luộc bánh phải là củi gỗ to, giữ than tốt, khi luộc xếp bánh vào nồi, đậy kín vung. Lúc nồi bánh chưa sôi thì đun to lửa, khi nồi bánh đã sôi giữ lửa đều, đủ nhiệt để bánh chín nhuyễn, chín đều, đun từ 6-7 tiếng. Khi chín vớt ra cho vào chậu nước rửa qua và treo bánh thành từng cặp để cho bánh không bị mốc. Thưởng thức một miếng bánh, cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ của cây rừng. Bánh chưng đen của người Thái được cha truyền, con nối qua nhiều thế hệ. Tết đến, ăn miếng bánh chưng đen, mùi gạo quyện với than núc nác, hoa cây vừng đen, vị ngọt làm người ăn như thưởng thức được cả mùi cỏ cây, ruộng đồng, đất trời và thiên nhiên nơi miền Tây Yên Bái.
3. Cốm Tú Lệ:
Tinh hoa ẩm thực nơi đây nổi tiếng nhất phải kể đến món Cốm Tú Lệ ngọt bùi, béo ngậy. Để có được thành phẩm cốm thật ngon, người dân tộc Thái phải thu hoạch lúa từ khi còn non, nguyên sữa, trải qua nhiều công đoạn công phu và cho ra đời những nếp cốm làm say lòng du khách tháng 10 đến, ở Tây Bắc, dưới chân đèo Khau Phạ, lúa nếp non trên những thửa ruộng bậc thang Nà Loóng, Pom Ban, Bản Côm, Púng Xổm... của xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn hay ở các bản Lìm Mông, Lìm Thái của xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải đã cắt gần xong, người dân cũng hối hả giã cốm.
Thung lũng xã Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, Tú Lệ nổi tiếng với đặc sản gạo nếp Tan - "Khẩu tan chạu" - thứ lương thực quý mà chỉ đất Tú Lệ mới trồng được. Theo các nhà khoa học, nếp Tú Lệ thơm ngon là do khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, biên độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau rất lớn nên năng lượng cây lúa tích trữ được rất cao. Ngoài ra phải kể đến đất Tú Lệ có nhiều mùn và khoáng chất, dòng suối chảy từ đỉnh đèo Khau Phạ xuống nước trong vắt, đó là những yếu tố tự nhiên tạo nên hương vị đặc biệt của hạt gạo nếp Tú Lệ. Nếp Tú Lệ có hạt to tròn, trắng trong, khi được đồ thành xôi có vị dẻo, thơm đặc biệt; còn khi chế biến thành cốm lại có hương vị ngọt ngào, thanh mát.
Hạt cốm Tú Lệ mang một màu xanh đậm đặc biệt mà không loại cốm nào có thể lẫn được. Cốm Tú Lệ được chắt lọc từ những tinh túy của đất, trời cùng với sự mộc mạc thô sơ của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Cốm Tú Lệ không chỉ là tinh hoa của đất trời, mà còn có cả tình yêu, hồn đất, hồn người gửi gắm vào trong đó. Vì vậy cốm ở nơi đây là đặc sản có một không hai của núi rừng Tây Bắc. Khi mùa lúa bắt đầu chín, những bông lúa nếp được bà con trong vùng thu hoạch sớm để tạo ra món cốm. Cốm Tú Lệ nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn cả vùng Tây Bắc bởi vị dẻo thơm ngọt ngào đặc trưng không đâu có. Bởi thế mà không ít chuyên gia ẩm thực đã đặt tên cho cốm Tú Lệ là "đệ nhất tinh hoa ẩm thực”. Để làm ra những mẻ cốm dẻo, xanh, thơm ngọt, những cô gái Thái áo cỏm lưng thon ra đồng từ sớm tinh mơ lựa chọn những bông lúa to tròn, căng mẩy nhưng thân rơm vẫn còn xanh, gặt chúng về khi còn đẫm sương đêm rồi sau đó tuốt bằng tay một cách kỳ công và cẩn thận.
Cốm Tú Lệ có màu xanh ngắt đặc trưng của lúa. Cốm ngon nhất lúc vừa làm xong. Hạt cốm dẻo quyện thơm và hậu vị có một chút đắng sau đó chuyển sang vị thanh và hơi ngọt. Du khách khó mà cưỡng lại mùi hương cốm xanh dẻo thơm, ngọt ngào như vẻ quyến rũ của người con gái Thái nước da trắng ngần, áo cỏm lưng thon nơi đây.
4. Xôi Trứng Kiến:
Linh hồn của món xôi trứng kiến đó chính là trứng kiến đen và gạo nếp nương của Mù Cang Chải. Khi tiết trời sang xuân ấm áp là lúc loài kiến ở Mù Cang Chải sinh sôi và phát triển mạnh. Đây là thời điểm vàng để bà con có thể lấy trứng kiến về làm xôi. Để lấy được nguyên liệu trứng kiến thì phải lấy vào những ngày nắng ráo nếu không trứng kiến thấm nước mưa sẽ ăn không ngon. Thường công việc lấy trững sẽ do người đàn ông đảm nhận còn việc chế biến thì do phụ nữ đảm nhận do sự khéo léo.
Không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng rồi chế biến món ăn, kinh nghiệm của bà con là loại kiến lấy trứng là kiến ngạt, có màu đen. Trong những rừng cây bóng cả ở Tây Bắc có những tổ kiến to như mũ đội đầu, người ta sẽ nhấc tổ kiến và đập cho chúng chạy hết ra bên ngoài, sau đó dùng dao để bổ đôi, vỗ vào vỏ tổ kiến cho trứng kiến rớt ra. Tuy nhiên trứng không phải được lấy hết mà được giữ lại một phần để giúp cho đàn kiến ấy nhưng mùa sau vẫn có thể tiếp tục được sinh sản.
Chế biến xôi trứng khá tỉ mỉ và cẩn thận. Gạo nếp ngâm và vo sạch,, ngâm từ 3,4 tiếng sau đó vớt ra, đem đi đồ, khi thấy những hạt nếp căng phồng, chuyển thành màu trắng trong, hương thơm ngào ngạt. Còn rứng kiến sau khi được lấy về sàn lọc bỏ những tạp chất, ngâm nước ấm sạch rồi để chúng thật ráo nước. Sau đó, trứng kiến được ngâm gia vị rồi được xào cùng với củ kiệu đã được phi hành mỡ gà cho thật thơm, vừa chín tới và dậy mùi thơm hấp dẫn. Trứng kiến đặt trong lá chuối và cho vào chõ xôi đã đồ, mùi thơm của trứng kiến kết hợp cùng với mùi thơm của xôi, vị béo ngậy của trứng kiến kèm theo với mỡ hành phi thơm sẽ rất hấp dẫn du khách.
Xôi nếp mới từ những hạt ngọc Tây Bắc dẻo thơm khi kết hợp cùng với trứng kiến khi ăn như vỡ ra trong khoang miệng, một mùi hương thơm dịu lạ lẫm và có chút cay cay của trứng kiến, khi thưởng thức phải dùng tay bốc để có thể cảm nhận được trong từng giác quan. Với những người dân nơi đây, người ta ăn xôi cùng với cá suối nướng than chấm với muối ớt trộn chanh là đủ, hoặc các bạn cùng có thể ăn ghém với thịt trâu gác bếp cũng vô cùng thơm ngon hợp khẩu vị.
Sự thơm ngon đong đầy này khiến thực khách nhớ mãi và khiến món ăn này dần trở nên nổi tiếng từ những lời khen nức tiếng của những người đã được thưởng thức, nếu bạn còn thích những món ăn ngon khác của miền Tây Bắc cao nguyên, khi có dịp du lịch trải nghiệm đến đây đừng quên gọi ngay cho mình một bát xôi nóng hổi và thơm ngát nhé.