Chùa Vạn Phước – Chốn tiên cảnh ngoài đời thực đẹp như mơ

Thứ hai, 13/03/2023, 15:06 GMT+7

Chùa Vạn Phước – Chốn tiên cảnh ngoài đời thực đẹp như mơ

Chùa Vạn Phước tọa lạc tại ấp Bình Chiến, cách thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre khoảng 2km trên đường ra khu du lịch biển Thừa Đức.

Chùa Vạn Phước là một trong những ngôi chùa lớn nhất của tỉnh Bến Tre, với khuôn viên rộng và kiến ​​trúc độc đáo lôi cuốn du khách, đến với Chùa Vạn Phước bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh như chốn thần tiên giữa đầm lầy và những cánh đồng hoa dại khô cằn càng làm nổi bật lên viên ngọc vàng quý giá.

Chùa Vạn Phước ở Bến Tre được xây dựng từ năm 2000 đến nay đã hình thành và phát triển hơn 20 năm. Từ ngày mở cửa đón du khách thập phương đến nay, chùa đã thu hút đông đảo bà con, bạn bè, tăng ni, phật tử địa phương đến đảnh lễ Đức Phật.

Năm 2005, Đại đức Thích Phước Chí lúc bấy giờ là tu sỹ về đây lập một ngôi tịnh xá nhỏ để tu hành. Dần dần, Phật tử khắp nơi đã cúng dường và xây dựng ngôi chùa trên diện tích đất rộng 12ha.

Chùa Vạn Phước được cho khởi công xây dựng trên địa hình cực kỳ khó khăn, mặt bằng trước đây khi chưa xây dựng chùa vẫn là bãi đất hoang, cỏ dại mọc um tùm, đất chất đống và ngập mặn.

Hầu như không ai có thể tin rằng trong điều kiện địa lý khắc nghiệt như vậy lại xuất hiện một ngôi chùa đẹp như viên ngọc giữa đầm lầy. Toàn bộ ngôi chùa được dát màu ánh vàng càng làm tăng thêm vẻ lộng lẫy của ngôi chùa giữa bùn đất và cỏ hoang dại, nơi đây có diện tích khoảng 8 hecta, xung quanh được trồng nhiều loại cây cổ thụ.

Vì vậy, khi bước vào không gian chùa bạn sẽ có cảm giác đặc biệt thoáng mát và trong lành. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, là điểm hành hương lễ Phật, còn là mái ấm của những người tàn tật, tâm thần.

Chùa được xây dựng từ năm 2000, nhưng đến nay, chùa vẫn tiếp tục được tu sửa và xây dựng thêm các công trình tượng, các khu nhà chức năng và mở rộng quy mô ngày càng khang trang, rộng rãi hơn, đón thêm nhiều du khách thập phương, tăng ni, phật tử về hành hương mỗi năm.

Kiến trúc chùa Vạn Phước bao gồm cổng Tam quan với cặp rồng vàng hai bên tả hữu. Cổng được xây dựng rất bề thế khang trang, một phần cổng được cho dát vàng, phần khác được sơn nhũ vàng tạo ra những vùng ánh sáng lấp lánh rực rỡ ngay từ bên ngoài chùa.

Đi qua cổng Tam Quan, vào sân trong bạn sẽ thấy sảnh chính điện được xây dựng rất hoành tráng.

Phần mái của chánh điện gồm 2 tầng, lợp ngói đỏ tươi, các hoa văn đều được khảm hình chạm trổ vòng cung tinh xảo, dát vàng lấp lánh.

Ngoài khu chính điện, chùa Vạn Phước còn có khu thờ Phật Bà Quan Âm và Phật Thích Ca dưới gốc cây bồ đề.

Điểm nổi bật nhất ở chùa Vạn Phước trong tất cả các bức tượng là tượng Phật Di Lặc cao lớn.

Tượng Phật Di Lặc được Trụ trì Thích Phước Chí khởi công xây dựng vào rằm tháng 7 năm 2009 và hoàn thành vào đầu năm 2010.

Tượng Phật cao hơn 12 mét, nặng khoảng 99 tấn. Kể từ khi khai trương tượng Phật Di Lặc đã có hàng nghìn du khách đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến ​​trúc của ngôi chùa và tượng Phật này.

Phần khu nhà chính gồm có phòng làm việc, phòng khách, bảng công đức, bàn thờ Tổ quốc với bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh,…

Phía sau khuôn viên chùa Vạn Phước có một hồ trồng súng khá rộng, với độ sâu khoảng 1,5m. Trong hồ có trồng nhiều loại sen và súng khác nhau, đến mùa hoa nở hoa rất đẹp, dưới hồ nước có nuôi cá La Hán. Một con đường dài lát đá trắng có mái ngói che mát đi xuyên giữa hồ tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho du khách khi ghé thăm chùa. Nơi đây khiến khách ghé thăm có cảm giác đang bước vào một thế giới khác đời thật, giúp tâm hồn được tĩnh lặng, an lòng, như thể bước vào miền an nhiên, buông bỏ mọi lo âu phiền muộn.

Chùa Vạn Phước dưới nắng rực rỡ cùng với ánh vàng của những bức tượng uy nghiêm làm lộng lẫy cả một góc trời phía Đông duyên hải của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Sau khi hành hương và lễ Phật, du khách có thể nghỉ ngơi trong khu vườn trồng đầy các loài hoa quý như lan, bồ đề,…. Ngồi trong một không gian trong lành như vậy, mọi muộn phiền, mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày chắc chắn sẽ tan biến.

Ngoài ra, vào các buổi trưa và chiều hàng ngày, chùa còn cung cấp cơm chay cho các phật tử không ngại đường xa đến đây dâng lễ cầu siêu cho Đức Phật bình an. Nếu bạn đã từng ăn chay sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, giản dị của các món ăn tại đây.

Ý kiến bạn đọc