Nghề truyền thông là gì và sứ mệnh “giữ hồn” cho thương hiệu!
Truyền thông là một trong những ngành đang “hot” và phát triển mạnh mẽ nhất tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, chưa hẳn ai cũng hiểu và nhìn nhận rõ nghề truyền thông là gì? Vai trò của nghề truyền thông và cơ hội việc làm của nghề này ra sao? Du lịch Thủ Đức sẽ giúp bạn tháo nút tất cả những thắc mắc trên, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Vai trò của truyền thông trong phát triển thương hiệu.
Truyền thông là một trong số những nghề có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của xã hội. Nó tác động đến mọi đối tượng, mọi lĩnh vực của đời sống, định hướng và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Truyền thông mang sứ mệnh “giữ hồn” cho các thương hiệu, tại sao lại như vậy?
Thực tế, trong hầu hết các sự kiện có tính chất quan trọng trong các công ty, trong các hoạt động của đời sống thì vai trò của nhân viên truyền thông là vô cùng to lớn. Những người làm nghề truyền thông đôi khi chỉ như một thành viên nhỏ trong dàn nhạc nhưng lại là nhân tố không thể thiếu và có thể đóng vai trò là nhạc trưởng tài năng, chỉ huy dàn nhạc. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ vị trí nào thì họ cũng có trách nhiệm là tạo ra một hình ảnh đẹp nhất cho công ty, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp cùng nhưng cam kết hợp tác lâu dài với đối tác.
Trong hoạt động xúc tiến thương mại, truyền thông đóng vai trò giúp cho doanh nghiệp có thể truyền tải những thông điệp nhất định đến với khách hàng cũng như các nhóm công chúng của họ. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, những thông điệp ý nghĩa đó sẽ được truyền đi và tiếp cận với các đối khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Đối với các doanh nghiệp thì phạm vi của hoạt động truyền thông là rất rộng lớn và tập trung chủ yếu ở một số mảng như tổ chức sự kiện, khắc phục khủng hoảng doanh nghiệp, tạo mối quan hệ với giới truyền thông – báo chí,... để quảng bá, giới thiệu cho thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, các nhân viên truyền thông cũng chính là người sẽ làm việc với các nhà đầu tư, tài trợ, thực hiện công tác đối ngoại với đối tác để mang lại lợi ích nhất định cho doanh nghiệp. Và để có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm, dịch vụ tới công chúng và thu hút sự quan tâm của họ, người làm truyền thông thường phải tổ chức các sự kiện đặc biệt như họp báo, giới thiệu sản phẩm, các hội nghị khách hàng hay các cuộc thi, sân chơi giải trí,... Ngoài ra, việc có mối quan hệ tốt và rộng rãi với các đơn vị báo chí, cơ quan chính quyền cũng giúp cho hoạt động truyền thông đạt hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp ngăn ngừa cũng như giải quyết được các vấn đề, khủng hoảng tiềm ẩn có thể xảy ra.
Như vậy, truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển thương hiệu trong các doanh nghiệp, là nhân tố “giữ hồn” cho thương hiệu, giúp đưa tầm ảnh hưởng của thương hiệu đến với đông đảo công chúng và khẳng định sự uy tín của mình trong lòng họ.
2. Công việc của người làm nghề truyền thông.
- Người là truyền thông có nhiệm vụ đưa ra những kế hoạch, chiến lược cụ thể để quảng bá cho thương hiệu, tư vấn làm sao để đảm bảo cho các thông điệp có thể hướng đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Người làm nghề truyền thông phải kết nối đội ngũ sáng tạo trong công ty với công chúng, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến tạo ra các sản phẩm truyền thông, điều phối các hoạt động xây dựng sản phẩm.
- Họ là người sẽ trực tiếp làm việc, thương lượng và đàm phán với các đối tác và mang lại tiếng nói chung hiệu quả nhất.
- Bên cạnh đó, người làm truyền thông cũng thực hiện một số công việc quan trọng khác như:
+ Viết và biên tập lại các văn bản, tài liệu liên quan như thông cáo báo chí, bản tin nội bộ,... lên kế hoạch tổ chức các sự kiện cho doanh nghiệp.
+ Phối hợp và tư vấn cho các bộ phận khác để tạo dựng và phát triển các mối quan hệ với các nhóm đối tượng như: nhân viên, đối tác, khách hàng, truyền thông,...
+ Người làm truyền thông cần thu thập thông tin, nghiên cứu và phân tích cũng như đưa ra các ý kiến để tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến hình ảnh thương hiệu.
+ Đây là người sẽ dự báo và đưa ra giải pháp ngăn ngừa những khủng hoảng có thể xảy ra với công ty.
3. Kỹ năng cần có của người làm nghề truyền thông.
3.1. Kỹ năng ứng xử, giao tiếp tốt.
Kỹ năng ứng xử và giao tiếp khéo léo, nhanh nhạy là yếu tố quan trọng và vô cùng cần thiết đối với nghề truyền thông. Đặc thù của công việc là luôn phải làm việc với các đối tượng khách hàng và đối mặt với nhiều tình huống bất ngờ cần phải có khả năng ứng xử và xử lý một cách nhạy bén. Làm nghề truyền thông phải biết cách giao tiếp và thuyết phục các đối tác, khách hàng, PR cho thương hiệu, tạo niềm tin đối với công chúng, từ đó mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
3.2. Khả năng ngoại ngữ tốt.
Khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các ngành nghề nói chung và nghề truyền thông nói riêng. Đối với một nhân viên truyền thông – người mang hình ảnh của doanh nghiệp đến với công chúng, đặt mục tiêu phát triển thương hiệu không chỉ trong nước mà còn ra ngoài thế giới. Do đó, việc phải thường xuyên làm việc với các đối tác, cơ quan nước ngoài là điều tất yếu. Và kỹ nẵng trình độ ngoại ngữ chính là một lợi thế giúp các nhân viên truyền thông có thể dễ dàng trao đổi, thỏa thuận và đi đến ký kết những hợp đồng, những quyết định hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
3.3. Có sự sáng tạo và phá cách.
Truyền thông không thể hiệu quả nếu như mãi đi theo một lối mòn và không có sự thay đổi. Một nhà truyền thông phải biết sáng tạo ra những thông điệp mới mẻ, độc đáo và để lại ấn tượng sâu sắc trong công chúng khách hàng. Không có giới hạn nào cho sự sáng tạo và với các tính, phong cách của mỗi người sẽ có những tư duy và ý tưởng riêng biệt, mang đến làn gió mới cho doanh nghiệp, thúc đẩy thương hiệu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Do đó, những người làm nghề truyền thông cần phải liên tục rèn luyện khả năng tư duy và sáng tạo của mình mới có thể thành công và phát triển trong nghề này.
3.4. Có kỹ năng quản lý, tổ chức.
Làm nghề truyền thông sẽ thường xuyên phải tổ chức các sự kiện, các chương trình hội thảo, họp báo, buổi thảo luận chuyên đề,... do đó, cần phải có đầu óc tỉnh táo, sự bình tĩnh, và biết cách quản lý đội ngũ nhân viên các bộ phận, các ban chuyên môn, kết nối các nhóm làm việc với nhau để cùng xây dựng và tổ chức thành công một dự án. Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng, cần thiết mà những người làm nghề truyền thông phải có.
3.5. Năng động và nhiệt huyết trong công việc.
Sự năng động và nhiệt huyết là yếu tố cũng như động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy con người làm việc, nhất là đối với nghề truyền thông. Bởi thực chất, truyền thông là một nghề khá vất vả với khối lượng cũng như áp lực công việc rất lớn từ lãnh đạo, công chúng và cả giới chuyên môn trong nghề, đòi hỏi những người làm nghề phải có đam mê, nhiệt huyết lớn mới có thể vượt qua. Chính vì vậy, để trở thành một nhà truyền thông giỏi và chuyên nghiệp, hay luôn nuôi dưỡng đam mê và sự nhiệt huyết, năng động, tạo động lực cố gắng để bản thân từng bước chạm đến đỉnh cao của thành công.
3.6. Linh hoạt và nắm bắt các xu hướng của thị trường.
Thị trường luôn luôn biến động và không ngừng thay đổi, do đó mà xu hướng phát triển cũng có sự dịch chuyển qua từng giai đoạn. Là một người làm truyền thông, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải biết linh hoạt ứng biến trước những sự thay đổi đó, nắm bắt thật nhanh nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược, kế hoạch đúng đắn để phát triển cho doanh nghiệp của mình. Đây là tố chất vô cùng cần thiết mà người làm truyền thông nhất định phải có.
4. Cơ hội việc làm của nghề truyền thông.
Truyền thông đang là một trong số những nghề “hot” và được đánh giá cáo nhất hiện nay trên thị trường lao động Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Không chỉ trong các công ty PR – quảng cáo, các tòa soạn, đài truyền hình mà rất nhiều các doanh nghiệp khác đều cần đến nhân viên truyền thông để xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà có các vị trí việc làm khác nhau trong cơ cấu nhân sự như PR hay marketing. Khi đảm nhiệm các vị trí này, nhiệm vụ của các bạn chính là đảm bảo tốt hiệu quả kinh doanh cũng như khẳng định thương hiệu, giữ vững các mối quan hệ với nhà đầu tư, nhà tài trợ và các đối tượng khách hàng. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông sẽ có cơ hội vô cùng rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn cũng như có điều kiện để vươn xa hơn nữa trong con đường sự nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp các trường đào tạo về truyền thông có thể ứng tuyển vào các công việc như:
- Làm nhân viên chuyên phụ trách các mảng truyền thông trong các tòa soạn, đài truyền hình, công ty truyền thông, quảng cáo,...
- Trở thành các chuyên viên truyền thông nội bộ trong các doanh nghiệp
- Chuyên viên phụ trách quan hệ công chúng
- Trở thành các chuyên viên Media, Digital Marketing
- Chuyên viên tổ chức sự kiện trong doanh nghiệp, các công ty giải trí,...
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn làm mảng truyền thông trong các lĩnh vực như giáo dục, luật, truyền thông điện tử,...
Ngoài ra, Bạn có thể làm nghề account, để hiểu rõ hơn mời Bạn tìm hiểu thêm: account là gì? ngay nhé!
Với những chia sẻ trên đây của Du lịch Thủ Đức, hy vọng các bạn đã hiểu và nắm rõ nghề truyền thông là gì và những thông tin quan trọng về nghề truyền thông. Từ đó tích lũy thêm nhiều kiến thức cần thiết cho công việc và đạt được thành công trên con đường sự nghiệp của mình nhé!