Thiền Viện Thường Chiếu Đồng Nai Nơi Lắng Mình Vào Không Gian Yên Bình

Thứ năm, 09/11/2023, 11:50 GMT+7

Thiền Viện Thường Chiếu Đồng Nai Nơi Lắng Mình Vào Không Gian Yên Bình

Nếu bạn nghĩ chùa chiền chỉ có hình ảnh lễ bái hay tụng kinh thì chắc chắn sẽ phải thay đổi ngay suy nghĩ khi đặt chân đến khung cảnh đầy thơ mộng và hữu tình của Thiền Viện Thường ChiếuĐồng Nai.

Thiền Viện Thường Chiếu ở đâu?

Thiền viện tọa lạc tại số 001, Tổ 23, Ấp 1C, Xã Phước Thái, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai. Thiền viện ở bên trái đường Quốc lộ 51, giữa cây số 76 – 77, cách TP. Biên Hòa 44km, cách thị trấn Long Thành 14km. Thiền viện thuộc hệ phái Bắc tông.

Cách di chuyển đến Thiền Viện Thường Chiếu

1. Phương tiện cá nhân, xe máy:

Nếu là một người yêu thích phượt, bạn có thể chọn xe máy là phương tiện đi đến Thiền Viện Thường Chiếu để thoải mái và chủ động hơn. Về đường đi, bạn có thể đi theo hướng dẫn của “chị Google Maps” và đường đi cũng rất dễ. Bạn sẽ đi theo hướng quốc lộ 1, sau đó rẽ vào quốc lộ 51 và cứ đi theo hướng dẫn của biển chỉ dẫn và Maps là đến được Thiền Viện Thường Chiếu. Hoặc các bạn có thể đi qua phà Cát Lái đến với huyện Nhơn Trạch rồi tiếp tục di chuyển đến Thiền Viện Thường Chiếu.

2. Phương tiện ô tô cá nhân hoặc xe khách:

Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi xe ô tô đến xa lộ Hà Nội rồi vào đường Mai Chí Thọ rồi vào đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Đi đến nút giao Long Thành, bạn rẽ vào làn đường bên phải và đi theo các biển báo cho Long Thành / Long Thanh / Biên Hòa / Vũng Tàu, tại lối ra thứ 1 rẽ phải vào quốc lộ 51, cứ đi là thấy Thiền Viện Thường Chiếu nằm ở bên trái đường. Đối với xe khách thì bạn có thể tham khảo một số nhà xe chuyên chạy tuyến Vũng Tàu – Sài Gòn cứ một tiếng là có một chuyến khởi hành nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đi xe xe buýt để đến chùa, với tổng thời gian di chuyển chỉ mất 1 giờ mà thôi.

Giới thiệu sơ lượt về Thiền Viện Thường Chiếu

Thiền viện mang tên một danh tăng thời . Thiền sư Thường Chiếu (? – 1203) họ Phạm, quê làng Phù Ninh. Ngài làm quan dưới triều vua Lý Cao Tông, sau từ quan, xuất gia ở chùa Tịnh Quả, thuộc đời thứ 12, dòng thiền Vô Ngôn Thông.

Từ ngoài vào, các công trình xây dựng chính của thiền viện được bố trí như sau: Qua cổng tam quan là ngôi chánh điện và tổ đường. Trước chánh điện có lầu chuông và lầu trống; hai bên và phía sau có các công trình: Tăng đường, thư viện, tông môn tàng thư, trai đường, nhà khách, tăng thất, khu thiền thất, bệnh xá…

Bước chân vào những địa danh tâm linh này, bạn sẽ chẳng còn thấy sự ồn ào của đô thị phồn hoa náo nhiệt nữa mà thay vào đó là không gian êm đềm và tĩnh mịch với tiếng chim hót líu lo, tiếng chuông văng vẳng, tiếng bước chân nhè nhẹ trên bậc thềm đá… Chỉ từng ấy âm thanh thôi, đã đủ khiến tâm hồn chúng ta trở nên an nhiên, tĩnh tại.

Du khách vào thăm thiền viện qua cổng tam quan bề thế và kiên cố, đi trên con đường dài trải đá thẳng tắp, xung quanh là khu vườn điều cổ thụ xanh um toả bóng mát.

Nội thất chánh điện rộng rãi, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên, con người. Điện thờ Phật đơn giản mà trang nghiêm, chỉ thờ duy nhất Đức Bổn sư Thích ca Mâu ni, tay cầm bông sen, biểu trưng niêm hoa vi tiếu. Hai bên có cặp độc bình bằng gốm cẩn xà cừ cao 3,5m. Toàn bộ cửa ra vào và cửa sổ đều làm bằng gỗ quý chạm lộng các đề tài: Tứ linh, hoa lá…

Trước chánh điện có lầu chuông và lầu trống, tả hữu có các công trình: Tăng đường, thư viện, tông môn tàng thư - nơi lưu giữ nhiều bộ sách quý của Hoà thượng Thích Thanh Từ dịch và biên soạn.

Phía sau chánh điện là Tổ đình trang nghiêm tráng lệ, rồi đến trai đường. Khu thiền viện còn có nhà khách, tăng thất, khu thiền thất, bệnh xá, nhà trù…

Ngoài ra, khu nội viện, khu ngoại viện cũng đã được mở rộng để cho tăng, ni lớn tuổi nương về tu tập. Số thiền thất lên đến 200 ngôi.

Với chủ trương Thiền Giáo đồng hành, nơi đây thường xuyên có mặt của hơn 100 vị tăng sinh. Họ đến để sinh hoạt và tu tập theo một thời khóa biểu nghiêm ngặt, với hy vọng sẽ đạt được Giác ngộ để có một cuộc sống hạnh phúc trường cửu, vĩnh viễn không còn khổ đau ngay trong cuộc sống hiện tại.

Hằng năm, vào những ngày hội lớn của Phật giáo, đặc biệt là vào ngày giỗ Tổ 19-20/12 âm lịch, thiền viện vinh dự đón hàng nghìn tăng, ni, phật tử từ khắp nơi về dự lễ trong những bộ cà sa sang trọng, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều.

MỘT SỐ TOUR THAM KHẢO:

THÁC GIANG ĐIỀN I TOUR DU LỊCH THÁC GIANG ĐIỀN 1 NGÀY

THUỶ ĐIỆN TRỊ AN I TOUR DU LỊCH THUỶ ĐIỆN TRỊ AN - CHIẾN KHU D 1  NGÀY

DU LỊCH BỬU LONG I TOUR DU LỊCH BỬU LONG – LÀNG BƯỞI TÂN TRIỀU 1  NGÀY

KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI I TOUR DU LỊCH VƯỜN XOÀI 1 NGÀY

DU LỊCH SUỐI MƠ I TOUR DU LỊCH SUỐI MƠ - ĐỒNG NAI 1 NGÀY

TOUR DU LỊCH THE AMAZING BAY - KDL SƠN TIÊN 1 NGÀY

TOUR NAM CÁT TIÊN I TOUR DU LỊCH NAM CÁT TIÊN 2 NGÀY 1 ĐÊM

Ý kiến bạn đọc