Thành Cổ Diên Khánh – Chứng Nhân Lịch Sử Thời Nhà Nguyễn
Giới thiệu về Thành Cổ Diên Khánh
Nếu như Nha Trang là thành phố du lịch biển thì Diên Khánh cũng thuộc tỉnh Khánh Hòa là vùng đất lịch sử ẩn chứa nhiều di tích và thắng cảnh núi sông kỳ vĩ, trong đó có ngôi thành cổ độc đáo được xây từ thời nhà Nguyễn - Thành cổ Diên Khánh.
Nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 10 km về phía tây đi theo hướng về thị trấn Diên Khánh đến địa phận Khóm Đông Môn, du khách đã được đến cổng Đông của Thành cổ Diên Khánh. Thành cổ vẫn giữ lại cho mình gần như nguyên vẹn kiến trúc xưa độc đáo với tổng diện tích khoảng 36.000 m².
Năm 1793, sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi nghĩa quân Tây Sơn, thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng lâu dài, Nguyễn Ánh quyết xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự kiên cố từ xa.
Ngược Dòng Lịch Sử
Theo địa chí Khánh Hòa, Thành cổ Diên Khánh có diện tích khoảng 36.000km2, có 6 đoạn tường thành với chiều dài: tường Tây là 406,5m, tường Nam là 410,5m, tường Đông Nam là 402m, tường Đông 400m và tường Bắc là 730m. Tường thành chạy uốn khúc theo hình lục giác, dài khoảng 2.694m, xây cao khoảng 3,5m. Cũng có tài liệu nói rằng: Thời ấy, Thành Diên Khánh được đắp đất, có dạng hình vuông, cao 4,24m, chu vi 2.162,40m, trổ sáu cổng: một ở Đông, một ở Nam, hai ở Tây và hai ở Bắc. Mỗi cổng có xây vọng lâu để lính canh nhìn được ra xa. Nối liền với bốn cổng là hệ thống tường thành vững chãi và kiên cố. Các góc Thành được đắp nhô ra ngoài để dễ dàng quan sát hai bên. Bên trong mỗi góc được đắp thành một khoảng đất rộng dùng làm chỗ trú quân. Mỗi góc thành đều đắp một ụ đất cao khoảng 2m để đặt súng đại bác, gọi là “pháo đài góc”. Đây là đặc điểm nổi bật của kiến trúc quân sự theo kiểu Vauband.
Trên thành được trồng nhiều tre, cây có gai để tăng độ bền của thành và tạo thành một hàng rào phòng ngự theo truyền thống của người Việt. Hệ thống hào bên ngoài thành sâu từ 3m đến 5m, rộng hẹp không đều nhau tùy theo địa hình. Dưới lòng hào thường xuyên có nước và có nhiều chướng ngại vật. Phía ngoài hào có đường hào ngoại. Vào trong thành phải đi qua cầu bắc qua hào nước.
Những bậc cao niên kể rằng, từ thời Tây Sơn Nguyễn Huệ đã chọn Diên Khánh đắp lũy xây thành để trấn thủ cả vùng Nam Trung bộ và chi viện cho Nam bộ. Sau khi Nguyễn Huệ ( vua Quang Trung) qua đời, nhà Tây Sơn dần suy yếu, Nguyễn Ánh từ phía Nam cùng hai vị tướng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân đánh chiếm Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi quân Tây Sơn, thấy nơi đây trở thành căn cứ chiến lược quan trọng, Nguyễn Ánh quyết định xây dựng Thành Diên Khánh vững chắc và lâu dài.
Dù tên gọi cũ vẫn còn lưu giữ nhưng ngày nay, chức năng của Thành cổ Diên Khánh đã ít nhiều thay đổi. Thành cổ Diên Khánh nay đã trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa. Đây là một điểm dừng chân thú vị dành cho các du khách muốn khám phá. Đến đây du khách không những tham quan ngắm cảnh mà còn được tìm hiểu thêm về những di tích lịch sử.
Lối kiến trúc độc đáo, những đường nét cổ xưa cùng gạch ngói, sân chầu bám đầy rêu xanh và những bậc tam cấp bạc màu sẽ là khung hình đặc sắc mà bạn có được khi đến thành cổ Diên Khánh. Bạn sẽ sở hữu những bức ảnh check-in thực sự ấn tượng với chứng nhân lịch sử này và sẽ không khỏi bồi hồi tưởng nhớ về những cuộc giao tranh thời phong kiến.
Hiện nay, Thành cổ Diên Khánh được Trung tâm Bảo tồn di tích Khánh Hòa quan tâm chăm sóc và quản lý. Trung tâm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền về chủ đề “Tìm hiểu di sản văn hóa” cho các em học sinh, đoàn viên, thanh niên tại địa phương, nhằm giới thiệu những giá trị lịch sử, các di sản văn hóa.