Giới Thiệu Tổng Quan Về Du Lịch Tỉnh Bình Thuận

Thứ năm, 23/05/2024, 17:06 GMT+7

Giới Thiệu Tổng Quan Về Du Lịch Tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 183 km về phía Bắc và cách thủ đô Hà Nội 1.520 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sông ngòi tại Bình Thuận đều ngắn, lượng nước không điều hòa. Mùa mưa thì nước sông chảy mạnh, mùa nắng làm sông bị khô hạn. Tỉnh có sáu sông lớn là sông Lũy, sông Lòng Sông, sông Cái và Sông Cà Ty, sông La Ngà, sông Phan.

1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1945, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất hành chính trên toàn quốc, bãi bỏ các cấp phủ và tổng Phủ Hàm Thuận được đổi thành huyện Hàm Thuận. Năm 1955-1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Bình Thuận làm 8 Quận: Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm. Năm 1976, Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải.
Năm 1977, thành lập huyện đảo Phú Quý. 
Năm 1982, chia huyện Bắc Bình thành 2 huyện: Bắc Bình và Tuy Phong; chia huyện Hàm Thuận thành 2 huyện: Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam; chia huyện Đức Linh thành 2 huyện: Đức Linh và Tánh Linh.

Đến năm 1992, tỉnh Thuận Hải được chia thành 2 tỉnh mới lấy tên là Ninh Thuận và Bình Thuận theo Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991. Khi tách ra, tỉnh Bình Thuận có 9 đơn vị hành chính gồm: thị xã Phan Thiết (tỉnh lỵ) và 8 huyện: Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phú Quý, Tánh Linh  và Tuy Phong.

Năm 1999, chuyển thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết.

Năm 2005, thị xã La Gi được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của huyện Hàm Tân. 

Tình Bình Thuận có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện như hiện nay.

2. Vị trí địa lý

Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ Nam sang Tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S. 
+ Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng.
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận.
+ Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu.
+ Phía Đông và Nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192 km.

Địa giới của tỉnh Bình Thuận hiện tại bao gồm diện tích của 2 tỉnh cũ: tỉnh Bình Tuy (nửa phía tây nam) và tỉnh Bình Thuận (nửa phía đông bắc). Trước năm 1975, tỉnh Bình Tuy thuộc miền Đông Nam Bộ, và tỉnh Bình Thuận thuộc Nam Trung Bộ. Vì thế, đến khi hai tỉnh cũ này hợp nhất thành tỉnh Bình Thuận ngày nay mới đặt ra vấn đề là tỉnh Bình Thuận hiện tại thuộc khu vực “ Đông Nam Bộ” hay “Nam Trung Bộ”?

Quan điểm thuộc đông nam bộ?

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, website của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam đều xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ. Bình Thuận thuộc quân khu 7 (quân khu thuộc Đông Nam Bộ mở rộng). Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng xếp Bình Thuận vào Đông Nam Bộ theo tọa độ địa lý các đơn vị hành chính (Bình Thuận có vĩ tuyến cùng Bắc với Đồng Nai, Bình Dương, thấp hơn vĩ tuyến Bắc so với Bình Phước, Tây Ninh và trung tâm tỉnh lỵ của Bình Thuận là Thành phố Phan Thiết nằm cùng vĩ tuyến Bắc so với TP.HCM, thấp hơn đôi chút so với Biên Hòa, Thủ Dầu Một).

Về mặt thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận thuộc hệ thống các đài truyền hình miền Đông (tức Đông Nam Bộ) nên thường sản xuất các chương trình truyền hình nói về miền Đông (nhất là chương trình Kết nối Đông Nam Bộ và Giai điệu phương Nam) và phát sóng trao đổi với các tỉnh ở miền Đông. Về mặt văn hóa, Bình Thuận là một trong 21 tỉnh, thành phía nam có lịch sử đờn ca tài tử rất phát triển mà đờn ca tài tử là dòng nhạc mang đặc trưng của riêng vùng Nam Bộ.

Hơn nữa, Bình Thuận được xếp vào vùng có xổ số miền Nam lưu hành. Công ty Điện lực Bình Thuận trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam và các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo... đều được các Thứ trưởng của các Bộ (phụ trách các tỉnh Đông Nam Bộ) phụ trách.

Quan điểm thuộc nam trung bộ?

Phần lớn sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, website chính thức của tỉnh Bình Thuận và người dân địa phương xếp Bình Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực Nam) Trung Bộ. Xét về mặt địa lý, lịch sử văn hóa và con người nếu xếp Bình Thuận vào Đông Nam Bộ sẽ không thuyết phục. 

Về địa lý Bình Thuận có rất nhiều điểm chung với các tỉnh Nam trung bộ khác, ít điểm chung với các tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Thuận có chế độ khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu bán khô hạn của vùng cực Nam Trung Bộ, nhiều nắng, gió, mùa mưa Bình Thuận đến trễ hơn vùng Đông Nam Bộ (thực tế từ tháng 8 tháng 9 mới mưa nhiều) không giống các tỉnh Đông Nam Bộ đã mưa nhiều từ tháng 5 (riêng vùng tiếp giáp Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu giao thoa), địa hình của Bình Thuận theo dạng "đồng bằng chân núi nhỏ hẹp" có thể dễ dàng thấy những dãy núi cao chạy xuyên suốt từ bất kỳ đâu giống như các tỉnh Nam Trung Bộ khác trong khi Đông Nam Bộ đất lượn sóng trên bậc thêm phù sa cổ và bazan chỉ có vài ngọn núi sót cao không quá 1000m.

Xét về vĩ độ của Bình Thuận khá thấp so với nhiều tỉnh Đông Nam bộ nhưng nếu ghép Bình Thuận vào Đông Nam Bộ thì nhìn vào bản đồ Nam Bộ sẽ có một phần lấn ra phía đông bắc nhìn không hợp lý. 

Về văn hóa và con người Bình Thuận mang đậm nét của Nam Trung Bộ, giọng nói của người Bình Thuận tuy có phần nhẹ hơn các tỉnh Nam Trung Bộ khác nhưng vẫn mang nét rất đặc trưng của con người vùng biển Nam trung Bộ, hơn nữa Bình Thuận có văn hóa Chăm Pa lâu đời giống như các tỉnh Nam Trung Bộ khác còn Đông Nam Bộ thì không, ngoài ra tổ chức địa phương ở Bình Thuận sử dụng Thôn trong khi các tỉnh Nam Bộ lại dùng Ấp. 

Xét về mặt lịch sử Bình Thuận chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời gian khoảng 1 năm (1883-1884), sau đó lại trả về Trung Kỳ cho tới nay.

3. Sự hình thành của tên gọi?

Tháng 4 năm 1992, tỉnh Thuận Hải được chia thành 2 tỉnh mới lấy tên là Ninh Thuận và Bình Thuận theo Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991. 

4. Khí hậu và thời tiết

Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm: đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%; đồng bằng phù sa chiếm 9,43%; vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. nhưng trên thực tê mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10, vì vậy mùa khô thực tế thường kéo dài.

Ý kiến bạn đọc