Địa Đạo Củ Chi – Di Tích Lịch Sử Đặc Biệt Cấp Quốc Gia

Thứ sáu, 14/04/2023, 09:21 GMT+7

Địa Đạo Củ Chi – Di Tích Lịch Sử Đặc Biệt Cấp Quốc Gia

Địa đạo Củ Chi vốn là căn cứ kháng chiến của dân tộc ta trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Nơi đây được mệnh danh là “thành phố trong lòng đất” với hệ thống đường hầm như mê cung cùng rất nhiều phòng, bệnh xá, kho chứa, nhà bếp,…

Ngày nay, địa đạo không chỉ được xếp vào di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia mà còn là điểm đến thú vị thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử chiến tranh của quân dân Việt Nam.

Địa đạo Củ Chi là một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt của thế giới, cũng là một trong 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Địa đạo này nằm tại một khu vực thuộc ngoại ô Sài Gòn, trên tỉnh lộ 15, phường Phú Hiệp, Huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh. Cách trung tâm thành phố tầm 60 km theo hướng Tây Bắc.

Được gọi với cái tên là vùng đất thép anh hùng, đây là nơi có hệ thống đường hầm dưới lòng đất dài gần 250 km, là trận đồ của quân và dân khu vực miền Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, dành độc lập, tự do cho đất nước.

Được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1948). Giai đoạn này, quân dân của xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn với mục đích để ẩn nấp và cất giữ vũ khí. Thời gian đầu, mỗi làng xây dựng một địa đạo riêng, nhưng sau do nhu cầu đi lại giữa các làng, xã, họ đã nối liền các địa đạo này tạo thành một hệ thống liên hoàn, phức tạp hơn. Về sau địa đạo mở rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc của Củ Chi, trở thành nơi che giấu lực lượng là liên lạc với nhau.

Giai đoạn từ 1961 – 1965, nhân dân các xã phía Bắc hoàn thành trục tuyến địa đạo rồi phát triển ra nhiều nhánh thông với nhau. Bên trên địa đạo được trang bị rất nhiều ụ chiến đấu, hố đinh, hầm chuông, bãi mìn,…

Đến năm 1965 có khoảng 200 km đường hầm đã được đào và chia thành 3 tầng khác nhau. Tầng trên cách mặt đất 3 m, cách tầng giữa 2 m, tầng cuối cùng sâu từ 8 – 10 m. Từ đó, nó được sử dụng với mục đích trú ẩn, hội họp, cất giữa vũ khí,…

Không chỉ thu hút bởi những điểm đến và hoạt động hấp dẫn, đến địa đạo Củ Chi Sài Gòn bạn tuyệt đối đừng bỏ qua cơ hội nếm thử các món ăn đặc trưng ở đây như: củ mì luộc, sắn luộc, thịt bò tơ Củ Chi, sầu riêng, nước mía, các món chè,… đặc biệt là củ mì tuy dân giã như dường như du khách nào cũng thích.

Bạn có thể thấy món ăn này ở những khu bếp dưới lòng đất, khi nếm thử nó trong một không gian chật chội, ẩm thấp bạn sẽ phần nào sự cơ cực và thiếu thốn của các chiến sĩ xưa.

Ý kiến bạn đọc