Cẩm nang du lịch Yên Bái tất tần tật từ A - Z

Thứ hai, 07/08/2023, 10:19 GMT+7

Cẩm nang du lịch Yên Bái tất tần tật từ A - Z

1. Tổng quan về Tỉnh Yên Bái:

Sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt tái lập tỉnh (1991) mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, trước tình hình thế giới diễn ra phức tạp, cùng với những khó khăn của một tỉnh miền núi nghèo, kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, đời sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn; song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực cánh sinh, huy động tối đa nội lực, kiên quyết chống lại tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, bao cấp, huy động và tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc, lấy công nghiệp và du lịch làm khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Dải đất này trầm tích bao bí mật của quá khứ, từ thủa xa xưa. Những kết quả khảo cổ học cho thấy đây là vùng đất có lịch kỳ từ thời đá mới trải dài tới đồ đồng, đồ sắt. Tiêu biểu nhất tương ứng với thời kỳ đá Sơn Vi tìm thấy ở Mậu A, được các nhà khảo cổ đánh giá là di chỉ có những đặc trưng nổi trội nhất.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, môi trường sinh thái trong lành với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng là tiềm năng cho việc đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời phục vụ cho du lịch văn hóa - tâm linh, như Đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn, Khu chùa - Đền Hắc Y - Đại Cại, Đền Thác Bà, Động Hương Thảo, Chùa Ngọc Am... cùng với văn hóa ẩm thực của các dân tộc và kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú như múa xòe, múa khèn, hát giao duyên... là yếu tố thu hút khách du lịch trong nước ngoài nước.

2. Phương tiên di chuyển khi đi du lịch Yên Bái:

2.1 Xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh:

Không có chuyến bay thẳng tới Yên Bái mà chỉ dừng đến sân bay Nội bài Hà Nội rồi sử dụng các phương tiện khác để để di chuyển đến Yên Bái.
Máy bay: Yên Bái cách Tp. HCM tận trên dưới 1700km luôn nhé nên đi máy bay sẽ tiết kiệm được sức người và thời gian. Bạn sẽ phải book máy bay đến Hà Nội, rồi từ sân bay Nội Bài phải đi xe sang Yên Bái. Giá vé máy bay chặng Sài Gòn – Hà Nội tùy thuộc vào các hãng bay.
+ Bay thẳng từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội bài Hà Nội mất khoảng 2 tiếng.
Các hãng máy bay:
+ Vietjet Air 
+ Vietnam Airlines         
+ Pacific Airlines  
+ Vietravel Airlines
+ Bamboo Airways
Xe khách: Tuyến xe Sài Gòn – Yên Bái không mấy đa dạng. Bạn có thể tham khảo tại nhà xe Hùng Dương, giá vé tầm khoảng 800k/người và ngốn trọn gần 2 ngày ròng để đến Yên Bái nha. Các bạn cân nhắc, vì thời gian di chuyển thời gian trên xe quá lâu nê có thể khi lên đến nơi quý khách sẽ không còn sức để đi chơi những điểm đặc sắc khác.

2.2 Xuất phát từ Hà Nội:

+ Đường đi từ Hà Nội đến Yên Bái bằng xe máy: đường này cả xe máy và oto đều đi được bạn nhé. Từ nội thành Hà Nội, bạn đi theo hướng Láng – Hòa Lạc. Đi thằng theo Đại lộ Thăng Long và rẽ phải vào Quốc lộ 21 đến Sơn Tây. Đi theo lối Cầu Trung Hà, Cầu Phong Châu. Sau đó thi thẳng theo đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đoạn Hà Nội – Yên Bái bạn chú ý như sau: bạn chạy thẳng từ Hà Nội đến Km121 + 300 thì sẽ có một lối rẽ xuống cầu Yên Bái. Xuống cầu các bạn đi thêm khoảng 3km nữa là tới thành phố Yên Bái.
+ Đường đi từ Hà Nội đến Yên Bái bằng ô tô: Mình xin lưu ý lại là đường này chỉ dành cho oto thôi nhé. Bạn xuất phát từ nội thành Hà Nội, qua cầu Thăng Long, sau đó chạy thằng theo cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Từ đây, bạn đi như tuyến đường dành cho xe máy mình vừa kể trên.
2.3 Di chuyển đến Yên Bái bằng tàu hỏa:
Khoảng cách từ Hà Nội đến Yên Bái khoảng 165km và mất khoảng 4 giờ lái xe, sẽ mất rất nhiều thời gian nếu bạn di chuyển đến khu vực Mù Cang Chải hay Suối Giàng, vì quãng đường di chuyển đến 2 nơi này lần lượt là 308 km và 227km. Vì vậy bạn cần chọn phương tiện di chuyển hợp lý, đi tàu hỏa lên Yên Bái là một gợi ý thú vị cho bạn, nên thử một lần. Ưu điểm của phương tiện này là vừa tiện vừa nhanh, bạn có thể mang nhiều đồ khi du lịch, giá cả lại hợp lý. Du chuyển đến An Bạch bằng tàu hỏa cũng mang đến cảm giác mới lạ và trải nghiệm thú vị. Khi di chuyển quý khách có thể ngắm phong cảnh 2 bên đường cao tốc Hà Nội – An Bài qua ô cửa kính trên toa.
Giá vé tàu dao động từ 85.000 đến 220.000, tuyến tàu sẽ xuất phát từ ga Hà Nội hoặc ga Long Biên. Với giá cả phải chăng, an toàn và tiện lợi. Nếu muốn đến thẳng ga Yên Bái vào trung tâm thành phố, có thể cân nhắc các laoij vé tàu như : YB3, ngoài ra còn có các  chuyến tàu khác đến nhiều nơi như: SP3,SP1 đi thẳng Lào Cai nhưng vẫn dừng ở ga Yên Bái. Sau khi di chuyển đến Yên Bái bằng tàu hỏa, bạn có thể thuê xe máy hoặc taxi để nhận phòng tại nhà nghỉ . Sẽ thuận tiện hơn nếu bạn thuê xe máy,  vì bạn có thể dễ dàng đi đến các danh lam thắng cảnh ở Yên Bái.

3. Các điểm tham quan khi đi du lịch Yên Bái:

3.1. Đèo Khau Phạ - Vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, xen lẫn nét thơ mộng

Đây có lẽ là một trong những địa điểm du lịch Yên Bái nổi tiếng nhất. Đèo Khau Phạ hay đèo Cao Phạ là một trong những đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam, Đèo Khau Phạ có điểm khởi đầu là đoạn cắt quốc lộ 32 với quốc lộ 279 liền mạch liên tiếp với đèo Chấu phía trước nó và đèo Vách Kim phía sau trên đường 32.
Từ thành phố Yên Bái, ngược theo quốc lộ 32 chừng 5 giờ đồng hồ, qua xã Tú Lệ, con đèo này cũng là nơi mà các phượt thủ muốn được chinh phục, lên được đỉnh đèo, từ đây bạn phóng tầm mắt ra xa xa, bạn sẽ thấy cảnh núi non trùng điệp, dưới thung lũng là những thửa ruộng lúa bậc thang như tô điểm sắc vàng cho không gian xanh rộng lớn, ngọn núi cao nhất Mù Cang Chải.
Những con đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già và là nơi tập chung sinh sống của nhiều động vật, thực vật quý hiếm. Ngoài ra, mấy năm gần đây đèo Khau Phạ còn là điểm nhảy dù lượn ngắm Mù Cang Chải từ trên cao cánh rừng già mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc Thái, H’Mông. Trong tiếng Thái đèo Khau Phạ còn có nghĩa là “sừng trời” cũng bởi vì đỉnh đèo cao 1.200 m như chiếc sừng hiên ngang, vươn thẳng tới bầu trời.
Do nằm rất cao so với mực nước biển nên thời tiết ở đây quanh năm mát mẻ. Một ngày ở Khau Phạ có tới tận 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tuy nhiên, khung cảnh nhìn từ đèo Khau Phạ đẹp nhất có lẽ là vào mùa lúa chín, tầm tháng 9, tháng 10 hàng năm. Lúc này thời tiết thuận lợi, mây trời trong xanh, đặc biệt là những thửa ruộng bậc thang bắt đầu khoác lên mình màu vàng của lúa chín, mờ ảo trong sương sớm, đẹp vô cùng. Đây cũng là thời điểm mà nhiều dân phượt lựa chọn chinh phục để có thể mãn nhãn với tuyệt cảnh.
Và nơi đây cũng gắn với thời kì chiến đấu của đất nước trước  năm 1945, đội du kích Khau Phạ đã lợi dụng địa hình và nương theo mây gió đánh giặc trên đèo, "xuất quỷ nhập thần" liên tục đánh chặn các cuộc hành quân của Pháp từ Nghĩa Lộ đi Lai Châu, Lào Cai và ngược lại bằng súng kíp hoặc bẫy đá , khiến quân Pháp hãi hùng kiêng nể gọi là "những chiến binh mây mù . Hiện nay, Yên Bái đang làm hồ sơ di tích, dựng đài bia tưởng niệm "Đội du kích Khau Phạ" trên đỉnh đèo.
Người H'Mông coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng có thể than thấu lòng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại kéo nhau tới Khau Phạ để khấn Giàng.

3.2. Mù Cang Chải - Tận hưởng nét đẹp núi rừng Tây Bắc

Mù Cang Chải huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, không chỉ là ngày hội thu hoạch của người dân bản xứ sống trên độ cao 2.000m so với mặt biển, mà luôn thu hút du khách khắp nơi bởi bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp được vẽ trên 2.200ha ruộng bậc thang kỳ vĩ nhuộm màu vàng rực của lúa chín, xen kẽ là sắc xanh của cỏ cây, hoa dại... Những thửa ruộng bậc thang trải dài tít tắp, xinh đẹp trong mùa lúa chín, là điểm đến thu hút không ít du khách thập phương.
Trong những năm gần đây, Mù Cang Chải là điểm đến du lịch hấp dẫn đây chính là niềm tự hào của người dân địa phương Mù Cang Chải sở hữu vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng tây bắc, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên các triền đồi, triền núi như bức tranh điêu khắc độc đáo, tô thêm sắc màu cho không gian đồi núi trở nên tươi sáng và đẹp lung linh hơn, ruộng bậc thang ra đời chính là sự kết tinh hài hòa giữa những sáng tạo của đồng bào dân tộc thiểu số và đã trở thành nét văn hóa đặc trưng riêng của nơi này nằm cách thành phố Hà Nội 300km về hướng Tây Bắc. Nơi đây nổi tiếng với rừng núi bạt ngàn, với những thửa ruộng bậc thang rộng lớn, trải dài, bao quanh những ngọn đồi tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và vô cùng bắt mắt.
Lẫn giữa màu vàng của lúa là màu váy áo của các cô gái người Mông hay những cô gái Thái cùng chiếc áo trắng tinh khôi đang đập lúa cùng các chàng trai. Người ta ấn tượng nhất với nơi đây vào mùa nước đổ và mùa lúa chín ( tháng 10 ) những bậc ruộng vàng óng làm sáng bừng mọi thứ. Đến tháng  4 đến tháng 6 hàng năm, khi có những cơn mưa xuân trút xuống đổ nước xuống núi, nước được dẫn từ trên núi xuống ruộng bậc thang, hình thái ruộng bậc thang giúp cho việc hứng và giữ nước được tối đa nhất, đây là kiệt tác do bà con nơi đây tạo ra, ruộng trong lúc này giống như mặt gương soi lên bầu trời xanh ngát. Đây là 2 thời điểm Mù Cang Chải lung linh nhất trong năm.
Đến đây du khách không chỉ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp, mà còn có thể thỏa sức chụp hình sống ảo cực chất. Vào năm 2007, thì ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được công nhận là di tích quốc gia. Huyện Mù Cang Chải ngoài nổi tiếng về những cánh đồng ruộng bậc thang thì còn sở hữu rất nhiều những địa điểm tham quan được thiên nhiên hình thành, ưu ái ban tặng cho nơi này

3.3. Tà Xùa - Cuộc gặp gỡ của đất trời chốn bồng lai tiên cảnh Tây Bắc.

Tà Xùa là một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La và là nơi tiếp giáp với tỉnh Yên Bái. Tà Xùa một xã miền núi còn khá hoang sơ, nơi trước kia nổi tiếng với chè Shan tuyết cổ thụ hay quả sơn trà thì những những năm gần đây trở thành điểm du lịch rất “hot” được các tín đồ đam mê du lịch truyền tai nhau. Tà Xùa níu chân “kẻ lữ hành” với biển mây tuyệt đẹp thu hút đông đảo du khách về săn mây và khám phá nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao Tây Bắc.
Còn gì thú vị hơn khi được chinh phục những ngọn núi cao vời vợi và chiêm ngưỡng khung cảnh bồng bềnh mây trắng đầy lãng mạn như chốn thần tiên. Lúc này thích hợp để bạn gặp được những biển mây tuyệt đẹp, thỏa mãn niềm đam mê săn mây khi đứng giữa khung cảnh trời mây vô cùng huyền ảo. Từ khi con đường nối 2 huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên được khai thông, các cung phượt đi Tà Xùa săn mây ngày càng nhiều và nơi đây dần trở thành điểm đến yêu thích của các bạn mê dịch chuyển.
Đỉnh Tà Xùa ở độ cao 2865m quanh năm được bao bọc trong những dải mây mù cuồn cuộn, bay tầng tầng lớp lớp tựa như sóng đại dương vỗ vào dãy núi bốn bề. Vậy nên, nếu bạn còn phân vân đi Tà Xùa mùa nào đẹp nhất thì cứ yên tâm,  nên đi vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3, đây là thời điểm có cơ hội săn mây Tà Xùa thành công. tuy nhiên còn khá nhiều yếu tố khác mà bạn cần phải quan tâm như mới mưa phùn, nền nhiệt độ thấp ban đêm và cao ban ngày, ban ngày cần có nắng thì mây mới đẹp.
Ngoài ra, như hầu hết các vùng núi phía Bắc nếu các bạn đến Tà Xùa vào khoảng đầu năm, thời điểm mùa xuân sẽ dễ dàng gặp những khoảnh khắc rực rỡ của hoa đào hay hoa mận. Đến Tà Xùa Săn Mây, bạn sẽ ngỡ như mình đang ở chốn bồng lai tiên cảnh bởi bao trọn cả tầm mắt của bạn là những mây và mây. Hãy thử hình dung, bạn sẽ được đứng trên một đỉnh núi cao, nhìn cả biển mây cuồn cuộn đổ về phía núi vô cùng sống động, huyền ảo. Chưa hết, bạn còn được hít vào lồng ngực một luồng hơi lạnh trong lành  mang theo hương núi rừng Tây Bắc. Thật là một trải nghiệm khó quên phải không.

3.4. Thác Mơ - Vẻ đẹp mềm mại tựa tấm lụa đào nơi vùng cao Yên Bái

Lên Mù Cang Chải từ trên cao quý khách Thác Mơ như một dải lụa trắng lấp lánh ánh bạc nổi tiếng với vẻ đẹp núi rừng hoang sơ, không khí trong lành và những hoạt động lý thú, giúp du khách giải tỏa mọi căng thẳng, mệt nhọc thường ngày. Con thác này nằm ở vùng Nả Háng A và Nả Háng B, tại xã Mỏ Dề Thác Mơ nằm ở địa phận xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, bắt nguồn từ con suối Mơ dài hơn 2.000m. Nơi đây sở hữu khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ với những khu rừng bạt ngàn xanh mướt và thác nước chảy xiết suốt đêm ngày.
Ở đây không chỉ có thác nước trong xanh, mát lạnh mà còn có khu vực cắm trại cùng nhiều trải nghiệm mới lạ khiến du khách tò mò và thích thú.
Đến thác Mơ để tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành, cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn thác giữa đất trời.. Khung cảnh ở thác Mơ vừa nên thơ, vừa là tác phẩm cực đẹp và độc đáo của thiên nhiên dành tặng cho bất cứ ai đến đây khám phá.
Điều kiện thời tiết ở Thác Mơ quanh năm mát mẻ, dễ chịu nên du khách có thể đến đây bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đi Thác Mơ Quảng Ninh của nhiều khách du lịch thì mùa hè và mùa thu sẽ là thời điểm lý tưởng nhất. Nhiệt độ ở đây thường sẽ thấp hơn nhiệt độ ở những khu vực bên ngoài đến vài độ nên rất thích hợp để giải nhiệt cái nóng bức, oi ả vốn có của mùa hè.
Trong hành trình chinh phục thác Mơ có 7 điểm ấn tượng để du khách dừng chân, thưởng ngoạn. Đi bộ khoảng 30 phút từ Quốc lộ 32 vào đến chân thác, ngồi trên các bè mảng thả trôi, du khách sẽ cảm thấy như đang lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Với những dòng thác chảy dài trong suốt, bọt tung trắng xóa, phía dưới là dòng nước trong vắt, trên cao là khoảng trời xanh với muôn màu hoa rừng nở.
Ở đây du khách sẽ thấy thác Mơ đẹp như một bức tranh nhiều màu sắc, với màu trắng hồng của hoa mơ, hoa mận, màu đỏ tươi của hoa chuối rừng, màu xanh trong của nền trời Tây Bắc, màu trắng trong tinh khiết của nước thác đầu nguồn, tất cả sẽ làm bạn khó quên. Nghỉ ngơi một lát, du khách đi tiếp đến điểm thác một tầng, dòng nước chảy theo hình xoắn ốc là điểm lý tưởng để du khách hòa mình vào dòng nước sạch trong mát và có thể dùng lực chảy của dòng nước để mát xa đôi bàn chân sau một chặng đường dài đi bộ.
Để đến được điểm thác 4 tầng, du khách tiếp tục đi bộ ngược theo dòng thác Mơ. Tầng thứ nhất của điểm thác 4 tầng trải dài khoảng trên 30 mét, dòng nước đổ từ trên cao xuống như những dây kim cương chảy mãi khiến người ta bị mê hoặc bởi cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Tầng thứ hai dàn trải như một hồ nước nhỏ bọt tung trắng xóa - đây là điểm lý tưởng nhất để du khách có cảm giác mạnh nếu có nhu cầu thả mình theo dòng thác để thư giãn. Tầng thứ 3 lại được thắt lại giống hình miệng phễu khiến cho khung cảnh thật huyền ảo, cuốn hút lòng người. Tầng thứ 4 như một rèm cửa trong cung điện nguy nga, đổ từ trên cao 5 mét xuống.
Điểm thác 4 tầng này là nơi ấn tượng nhất để du khách có thể lưu lại những hình ảnh đẹp có một không hai khi lên Mù Cang Chải. Dừng chân ở nơi đây có cảm giác như mưa xuân đang rơi nhè nhẹ: những giọt nước bay man mát trước mặt chính là do sự va đập của dòng thác từ trên cao vào những tảng đá, tạo cho du khách một cảm giác tuyệt vời, mọi mệt mỏi đều tan biến hết.
Trước khi đến với điểm thác 4 tầng đặc sắc, du khách sẽ được nghỉ ngơi trên những tảng đá to, vuông vắn trải rộng như những cái chiếu, nhẵn nhụi, trơn tru và sạch bóng. Thiên nhiên nơi đây như đã tạo sẵn chỗ nghỉ ngơi để du khách có thể dùng bữa ăn nhẹ trong chuyến du hành. Trong suốt chặng đường chinh phục thác Mơ, du khách sẽ gặp những hang đá nhỏ có thể tránh được ướt nếu gặp những cơn mưa vùng cao bất chợt.
Đến thác Mơ, du khách sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ trong sự bình yên, hoang sơ của miền sơn cước, không khí trong lành, tinh khiết mà man mác hương hoa rừng, tất cả sẽ là những giây phút khó quên để một lần đến rồi lại muốn nhiều lần đến nữa.

3.5. Hồ Thác Bà - nơi được ví như "Hạ Long trên núi" vùng Tây Bắc

Nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như "Hạ Long trên núi" là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà. Hồ nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên. Hồ rộng gần 20 nghìn ha mặt nước gồm hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi.
Đến với hồ Thác Bà, du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn biển nước mênh mông, những đảo cây ngút ngàn soi bóng xuống mặt hồ xanh ngắt. Con người nơi đây cũng hết sức thân thiện và mến khách. Ai đã một lần ghé thăm hồ Thác Bà chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng và lưu luyến không quên một hồ Thác trong xanh, nên thơ và kỳ vĩ. Không chỉ cung cấp nguồn nước để phát điện lưới quốc gia, hồ Thác Bà còn là nơi điều hòa không khí trong lành và điểm dừng chân của các tour du lịch.
Hồ Thác Bà là nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái. Hồ nằm cách thành phố Hà Nội 180 km theo quốc lộ 2 hoặc quốc lộ 32 về phía tây bắc.
Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1971 làm nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Diện tích vùng hồ: 23400 ha, diện tích mặt nước: 19050 ha, dài: 80 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m, chứa được 3 đến 3,9 tỉ mét khối nước. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn có một hệ thống sông ngòi lớn như: ngòi Hành, ngòi Cát,... đổ về, làm tăng lượng phù sa lớn và các loài sinh vật phong phú cho hồ.
Được biết đến là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trong những năm gần đây tại khu vực Yên Bái và nằm trong lưu vực sông Chảy. Hiện nay, trở thành điểm tham quan hàng đầu khi đến với vùng đất núi rừng này. Sau nhiều năm hồ Thác Bà đến năm 1996 đã được công nhận là di tích lịch sử thắng cảnh cấp quốc gia.
Không chỉ có mặt hồ tĩnh lặng quanh năm, mà không gian xung quanh còn được bao bọc bởi núi rừng hoang sơ nhưng không kém phần lãng mạn. Tất cả tạo nên khung cảnh ấn tượng khiến bất kỳ ai ghé thăm cũng phải thích thú, nơi đây còn có không khí trong lành, dễ chịu đặc trưng của vùng núi miền Bắc. Do đó, phù hợp là điểm nghỉ dưỡng cho gia đình hoặc bạn bè khi muốn tìm một nơi gắn bó với thiên nhiên.
Được hình thành từ khi ngăn sông để xây thủy điện Thác Bà, công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam, có thể thấy Hồ Thác Bà là một chứng nhân lịch sử cho truyền thống vẻ vang của dân tộc. Hồ Thác Bà còn được công nhận là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam với hơn 1.300 đảo lớn nhỏ. Trong hành trình tham quan hồ bằng tàu thủy, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành giữa mặt nước mênh mông xanh ngắt và những đảo cây ngút ngàn. Cảnh vật như thế thì chắc chắn Hồ Thác Bà sẽ là một trong những địa điểm check-in ở Yên Bái mà bạn không thể bỏ lỡ rồi nhé.
Đến thăm hồ Thác Bà, khi di chuyển bằng tàu thủy, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành giữa mặt nước mênh mông, lung linh soi bóng những hòn đảo điệp trùng tưởng như vô tận, để quên hết những mệt mỏi ưu phiền của cuộc sống. Điểm đầu tiên du khách có thể đến thăm là khu vực Nhà máy Thủy điện Thác Bà, nơi có đền Thác Bà, đây là công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam sừng sững hiên ngang trên biển hồ. Được tận mắt tham quan công trình lịch sử của đất nước, nghe kể câu chuyện về những con người ngày đêm tận tụy xây dựng lên Nhà máy, mỗi du khách sẽ không khỏi xúc động và thêm tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang, sự hy sinh của thế hệ cha anh.

Nên đến tham quan “Vịnh Hạ Long trên núi” khi nào?

Yên Bái là một trong những tỉnh thành thuộc khu vực phía Bắc, chính vì vậy đặc điểm khí hậu nơi đây có bốn mùa rõ ràng và mức nhiệt độ khá ổn định. Nên bạn có thể dễ dàng sắp xếp lịch trình phù hợp để tham quan hồ Thác Bà trong năm. Đặc biệt, với mặt hồ có diện tích 23.000 ha và dài 80 km, nền nhiệt tại đây thường thấp hơn nhiệt độ trung bình khoảng 1 - 2 độ C.
Điều này mang đến cho du khách bầu không khí mát mẻ, dễ chịu dù đến điểm du lịch vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, bạn nên tránh đến tham quan thác vào mùa mưa, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình di chuyển cũng như trải nghiệm ngắm cảnh, vui chơi.

3.6. Suối Giàng Yên Bái - địa điểm trong mơ không thể bỏ lỡ

Suối Giàng Yên Bái nằm ở độ cao khoảng 1.300-1.400 m so với mực nước biển, quanh năm được bao phủ bởi tầng tầng lớp lớp mây trời, cộng thêm không khí luôn cực kỳ trong lành và mát mẻ khiến nơi đây trở thành địa điểm rất được du khách yêu thích, chọn làm nơi dừng chân. Bên cạnh đó, nơi đây còn có một điểm đặc sắc mà tin rằng khi nghe thôi là bạn đã muốn gói ghém đồ đạc lên Suối Giàng ngay lập tức, chính là bạn có thể cảm nhận được đủ bốn mùa trong năm chỉ trong… một ngày ở Suối Giàng.
Buổi sáng tinh mơ thức dậy, chào đón bạn sẽ là những áng mây bồng bềnh bao quanh lấy các bản làng, buổi trưa là bầu trời xanh vời vợi lộng gió, chiều đến là những vạt nắng vàng trải mượt trên các sườn đồi và buổi tối thì tiết trời se lạnh, cùng cái yên tĩnh nơi núi rừng Tây Bắc hoang sơ dễ dàng đưa bạn vào một giấc ngủ thật ngon.
Nhắc đến Yên Bái là không thể không nhắc Suối Giàng, và nhắc đến Suối Giàng là không thể không nhắc đến chè Shan. Dừng ở đây một chút để kể chuyện cổ tích cho bạn nghe về loại chè đã gắn liền với Suối Giàng này. Sự tích kể lại rằng, ngày xưa có một nàng tiên đã gieo hạt xuống Suối Giàng và hạt giống thần này đã nảy mầm thành một cây xanh tươi tốt. Khi cây lớn lên, xòe lá tán rộng với những búp cây trắng muốt như tuyết. Lúc này, nhóm người Mông sinh sống tại đây đang chịu cảnh đói rét, họ đã sử dụng loại lá cây này để ăn, sau khi ăn xong thấy cơ thể khỏe mạnh hơn. Chính điều thần kỳ đó mà họ tin rằng trời đã giúp họ, vì thế họ quyết định lập bản làng tại đây sinh sống và gọi nơi này là Suối Giàng.
Phải nói rằng những cây chè cổ thụ tại Suối Giàng cũng rất thần kì, chúng sống ở độ cao 1.400 mét so với mặt biển, cây "trẻ"  ít tuổi cũng trên trăm năm, cây nhiều tuổi tới hơn 300 năm. Ấy vậy mà búp non vẫn lên xanh trên những thân chè xù xì, trắng mốc, bám chắc rễ trên sườn núi cheo leo, làm nên cảnh sắc vườn chè cổ thụ độc đáo. Ngoài ra những búp chè mập mạp ấy còn được phủ bởi một lớp trắng mờ nên được gọi là chè tuyết. Chè được hái, được sao bằng kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người Mông.
Tin rằng cũng vì sự tích trên mà tại đây, những bản làng của người Mông nằm giữa những vườn chè bát ngát, hệt như một tấm lụa xanh rì bảo bọc, ôm lấy những con người dân tộc hiền lành chất phác này.
Với sự bình yên và nguyên sơ Suối Giàng đặc biệt thu hút du khách khi hè về. Đến đây, du khách sẽ quên đi cái nóng bức chật chội của phố thị, hòa mình vào màu xanh của những đồi chè tít tắp, của núi non trùng điệp. Thật tuyệt vời khi bạn có thể thưởng thức những ngụm trà Shan Tuyết thơm nồng. Sáng thức dậy, bạn sẽ có thể ngắm khung cảnh bình minh tuyệt đẹp. Đừng bỏ qua cơ hội mặt trời từ từ hiện lên ở các dãy núi hay vườn chè thẳng cánh cò bay nhé, ngoài ra, Suối Giàng cũng rất thích hợp cho những chuyến đi vào mùa xuân. Thời điểm này, có rất nhiều lễ hội của địa phương và các hoạt động của đồng bào dân tộc.

4. Các lễ hội khi đi du lịch Yên Bái:

Những lễ hội đặc sắc tại Yên Bái - Cũng giống như nhiều tỉnh vùng cao phía Bắc, Yên Bái có nhiều lễ hội đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất này. Khách du lịch sẽ cảm thấy thích thú và muốn trải nghiệm ngay các lễ hội Yên Bái này.

Một sô lễ hội tại Yên Bái:

4.1. Lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải:

Lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của Yên Bái tới du khách trong nước và quốc tế. Qua đó sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế du lịch ở đây cũng như tạo nên mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc.
Theo như thông tin của ban Tổ chức, sẽ có rất nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn được diễn ra mang dấu ấn riêng của du lịch ruộng bậc thang Yên Bái như: Diễu hành trên đường phố, trải nghiệm hành trình di sản lần thứ 2, lễ hội văn hóa ẩm thực Yên Bái, hội chợ quê tại thị xã Nghĩa Lộ, và triển khai Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng”,… Ngoài ra, ngay trên huyện Mù Cang Chải sẽ còn có các hoạt động lễ hội tôn vinh cây chè tổ Suối Giàng, hội thi gã cốm Tú Lệ tại huyện Văn Chấn. Các hoạt động du lịch sinh thái như suối nước nóng, du lịch mạo hiểm tại huyện. Nhằm tôn vinh vẻ đẹp của những ruộng lúa bậc thang chín vàng, đẩy mạnh kinh tế vùng và văn hoá du lịch của Yên Bái nói chung, Mù Cang Chải nói riêng mà hàng năm tại đây, lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải được tổ chức một cách công phu, quy mô lớn và dần trở thành một tour du lịch văn hoá giúp du khách hiểu hơn về mảnh đất vùng cao này.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được coi là một trong những “đặc sản vùng cao” và là mục đích du lịch Đông Tây Bắc của nhiều người. Vào mùa lúa chín thực sự quá đỗi hấp dẫn và trở thành một bức tranh hấp dẫn bất cứ ai vô tình nhìn vào “mùa vàng trên non cao” này.

4.2. Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà

Lễ hội đền Mẫu Thác Bà có 3 lễ hội chính: Lễ mùa xuân ngày mùng 9 tháng Giêng, lễ hội mùa hè ngày 17 tháng 5, lễ hội mùa thu ngày 10 tháng 10( âm lịch), trong đó lễ hội mùa xuân là lễ hội lớn nhất,  đông đảo bà con nhân dân cùng du khách thập phương lại nô nức về dự hội Đền Mẫu Thác Bà thuộc thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Tương truyền từ thời các vua Hùng, có nàng công chúa tên gọi Minh Đạt được cắt cử trông coi vùng sông Chảy Thác Bà, dạy dân khai khẩn đất hoang, trồng lúa, dệt vải. Khi bà mất được nhân dân tôn kính, lập đền thờ phụng tại Thác Bà. Đền Thác Bà hay còn gọi là Đền Mẫu Thác Bà, đền quay theo hướng Đông Bắc lứng tựa núi, nhìn ra sông Chảy, nơi đây hội tụ các màu sắc văn hóa dân tộc của 13 dân tộc sinh sống với nhiều lễ hội độc đáo của người Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Phù Lá,...
Lễ hội được tổ chức tại Đền Mẫu Thác Bà thuộc thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Đến đền Mẫu Thác Bà du khách có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy. Nếu ở phía Nam và phía Đông lên khách có thể đi bằng xe cơ giới đến tận nhà máy thủy điện Thác Bà và lối lên đền Mẫu theo quốc lộ 37 Hà Nội - Yên Bái và tỉnh lộ Tuyên Quang - Thác Bà. Nếu ở phía Tây và phía Bắc tới theo quốc lộ 70 Lào Cai - Hà Nội và đường Đông Hồ phân đoạn Lục Yên - Thác Bà, đi ca nô từ bến cảng Hương Lý và nhiều bến thuyền khác từ các nơi trên hồ Thác Bà đến đền Mẫu.
Nơi đây không chỉ là nơi mang ý nghĩa tâm linh để người dân và hành khách đến chiêm bái, cầu bình an mà còn là điểm hấp dẫn trong hành trình khám phá cảnh quan sinh thái nên thơ của Hồ Thác Bà. Đến đây du khách sẽ được nghe những chiến tích lịch sử gắn với truyền thống giặc ngoại xâm, nơi đây được công nhận là là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh 2004.

4.3. Lễ hội Cấp Sắc Của Người Dao Đỏ

Cấp sắc là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu của người Dao đỏ để công nhận sự trưởng thành của một người đàn ông, một người phụ nữ. Cùng với nhiều người dân ở tỉnh Yên Bái chào đón năm mới, đồng bào Dao đỏ xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tổ chức nghi lễ cấp sắc. Đây là nghi lễ được lưu truyền từ xa xưa đến nay trong cộng đồng người Dao đỏ, thể hiện khát vọng ấm no, hạnh phúc. Lễ tổ chức hằng năm vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng. Người dao đỏ có thể tổ chức cấp sắc cho tối đa 13 người mỗi đợt , niếu ít thì phải theo số lẻ 3,5,7...
Trong lễ này, sau bước báo cáo tổ tiên của các thầy cúng, tiếng trống chiêng của lễ cấp sắc đã vang lên để báo hiệu buổi lễ cấp sắc của gia đình đã bắt đầu. Các thầy cúng và các cặp vợ chồng là con cái trong gia đình chào hỏi nhau trước bàn thờ tổ tiên để bắt đầu các thủ tục của lễ.
Theo truyền thống của người Dao đỏ, một lễ cấp sắc có nhiều bậc: 3đèn, 7 đèn, 12 đèn. Với lễ cấp sắc được tổ chức theo bậc 7 đèn trong thời gian 3 ngày, 3 đêm. Các nghi lễ chính trong lễ cấp sắc này gồm lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế lễ tổ tiên. Các thầy cúng đánh trống mời tổ tiên về dự, báo cáo tổ tiên biết lý do của buổi lễ.
Lễ cấp sắc của người Dao mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình và xã hôi. Nghi lễ giúp bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống cảu người Dao đỏ, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam thêm sắc màu. Khi quý vị đến đúng dịp lễ hội thì sẽ được đoàn người Dao đỏ mặc rực rỡ làm tăng thêm sự sinh động cho vùng núi rừng vùng Tây Bắc.

4.4. Lễ hội Hoa Ban Mường Lò

Vùng Mường Lò tỉnh Yên Bái là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Thái sinh sống và có nhiều phong tục, lễ hội, các tục cúng giỗ đặc sắc. Bên cạnh những lễ hội như: Rằm tháng Giêng, Tết Síp xí, Xên bản, Xên Mường…, lễ hội Hoa ban là một hoạt động văn hóa khá tiêu biểu của vùng đất và cuộc sống tinh thần của người Thái Mường Lò. Hội Hoa ban là ngày vui của họ hàng, của bản, mường và là dịp cho trai, gái gặp gỡ, hò hẹn. Cứ đến ngày 5/2 âm lịch hàng năm, lễ hội Hoa ban được tổ chức. Địa điểm tổ chức thường là ở hang Thẳm Lé. 
Sự tích về hoa ban gắn liền với chuyện tình bi thương nhưng sâu nặng trong câu chuyện cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc.
Chuyện kể rằng: Thuở xa xưa, có một người con gái Thái xinh đẹp tên là Ban, đem lòng yêu chàng trai nghèo cùng bản nhưng bị cha mẹ cấm cản và ép gả cho con nhà tạo mường giàu có.
Buồn bã và đau khổ, nàng chạy vào rừng tìm người yêu nhưng gọi khản cả tiếng mà không thấy bóng dáng chàng đâu. Sau khi vượt qua một dãy núi cao, nàng đã kiệt sức và ngã gục bên một tảng đá.
Nơi nàng nằm xuống mọc lên một cây hoa có búp trắng muốt như búp tay người con gái. Và chẳng bao lâu sau, loài hoa ấy đã mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc.
Người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban. Từ bao đời nay, hoa ban đã đi vào đời sống văn hóa – tâm linh của nhân dân vùng Tây Bắc.
Với mục đích tôn vinh, ca ngợi vẻ đẹp hoa ban, khẳng định giá trị, vị trí của hoa ban trong đời sống văn hóa, tinh thần các dân tộc ở Điện Biên, từ năm 2014, tỉnh Điện Biên đã tổ chức thường niên Lễ hội hoa ban vào dịp tháng 3 – mùa ban nở. Lễ hội là dịp để quảng bá những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng 19 dân tộc anh em tỉnh Điện Biên tới du khách cũng như bạn bè trong nước và quốc tế. Qua đó bảo tồn và phát triển các loại hình di sản văn hóa dân tộc tiêu biểu; biến các giá trị di sản thành nguồn lực nội tại để thúc đẩy du lịch; kết nối với những tiềm năng, thế mạnh khác nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên.

4.5. Lễ hội Bung Lỗ Yên Bái:

Lễ hội “Bung Lổ”, hay còn gọi lễ hội Cầu mưa truyền thống của người Dao Họ (Dao quần trắng) xã Đông An, huyện Văn Yên mang đậm giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, làm nên bản sắc văn hóa đặc sắc của người Dao Họ. Hàng năm lễ hội “Bung Lổ” sẽ được tổ chức vào khoảng từ ngày 5 đến ngày 15 của tháng 5 Âm lịch. Khác với Lễ cấp sắc của người Dao đỏ, lễ hội này người chủ trì là thầy múa, đồng thời cũng là người giữ vai trò chủ đạo, điều khiển tiến trình của lễ hội.
Từ “Bung Lổ” trong ngôn ngữ của người Dao là cầu mưa. Do đó họ tổ chức  lễ hội này để cầu trời đất, cầu Ngọc Hoàng, Thiên Lôi và các vị thần linh cùng ông bà tổ tiên phù hộ cho dân làng mưa thuận gió hòa. Dân tộc Dao từ xa xưa sống chủ yếu dựa vào ruộng, nương, tự cung tự cấp với phương thức canh tác cổ truyền dựa vào tự nhiên là chính. Trước đây, thời tiết hạn hán kéo dài, mùa màng thất thu từ 3 đến 5 năm, người Dao Họ trong xã lại họp nhau lại tổ chức Lễ hội “Bung Lổ”. Như vậy họ mới có thể có mùa màng bội thu, thu hoạch thóc đầy bồ, chăn nuôi lợn đầy nhà, gà đầy sân. Lễ hội “Bung Lổ” của người Dao Họ sẽ được tổ chức với quy mô toàn xã, vì thế nên công tác tổ chức thường sẽ được bàn bạc và thống nhất rất kỹ lưỡng.
Sau khi thống nhất tổ chức lễ hội, dân làng quyết định chọn và tổ chức tại một gia đình trong xã. Gia đình được chọn phải là nhà có uy tín trong làng và trong nhà cũng có người làm “thầy đạo” hoặc “thầy múa”. Chủ nhà phải là người am hiểu về lễ hội và có kinh nghiệm trong tổ chức lễ hội.
Trong lễ hội, các lễ vật và dụng cụ liên quan đến nghi lễ như: lợn, gà, rượu, gạo, hương, giấy bản màu… được chủ nhà lo liệu. Lễ vật cần thiết trên bàn thờ chỉ là mâm cúng đơn giản, các lễ vật chỉ mang tính tượng trưng, ý tưởng. Ngoài ra còn sử dụng thêm một số dụng cụ khác như: lán cúng “Màn giù”, mâm cúng, mặt nạ, cờ đuôi rồng, thanh la, đao, kiếm gỗ…
Tiếp theo là hai người múa “vạn pù” cầm dải vải có tua múa theo điệu “trừ tà”. Người đeo mặt nạ là ông “sán cô” tượng trưng cho người khai thiên lập địa, múa các điệu mang tính chất vui hoặc mang tính phồn thực làm động tác giao lưu với đất trời. Đi giữa là một thầy cầm sách và kiếm phép, cái lanh, “lệnh bài”, theo sau là một vài học trò. Đến gần khu vực lán cúng, thầy làm lễ xua đuổi tà ma lấy lán làm lễ cầu mưa. Tiếp theo là màn cúng “Thào Phanh” (cúng, múa mời tổ tiên). Màn cúng này được tiến hành trong nhà, ở gian chính giữa có đặt bàn thờ.
Đến cuối màn cúng là giai đoạn thăng hoa và hóa phép của thầy cúng, biến hóa ngọn nến trong mâm thành những viên ngọc có các màu xanh, đỏ, trắng khác nhau và tặng gia chủ. Những viên ngọc này chỉ là hình ảnh tượng trưng, được những người tham gia trong lễ hội tưởng tượng ra. Gia đình nào tổ chức lễ hội cầu mưa mà thầy hóa phép thành ngọc và được tặng viên ngọc đó thì năm đó không chỉ riêng gia đình này mà cả dân làng được phù hộ làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu.
Màn cúng thứ 3 là cúng vào lán (Pẹa Tàn). Bắt đầu vào màn cúng, cả thầy đạo và thầy múa cùng làm thủ tục cúng tế. Nội dung bài cúng vẫn là báo cáo và mời thần linh, tổ tiên về dự lễ cầu mưa và công nhận, phù hộ cho con cháu mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, nhà nhà no ấm. Ban đêm lại diễn ra màn múa cao trào nhất của lễ hội Cầu mưa. Các thầy dùng gậy, kiếm, đao để múa, mặt nạ không được dùng múa trong màn này. Màn cũng này có điệu múa gà độc đáo. Gà ở đây là gà thật để múa và dâng lễ.
Mỗi vị thần tới dự đều được dâng cúng lễ một con gà. Những con gà này đều do các thầy cầm múa. Các thầy phụ lễ cầm gà múa khắp lán thờ nhằm nhặt hết xấu xa. Đội hình múa theo hình vòng tròn, mỗi vòng múa động tác khác nhau như múa dứ mổ, múa để gà trên đầu gối nhảy lò cò, múa cầm gà ngang lưng, múa dâng gà lên cao, mỗi động tác múa ba vòng. Kết thúc múa gà là điệu trống đổ hồi chín tiếng, tượng trưng gà vỗ cánh bay cao, bay xa, mang xấu xa đổ ra sông, ra biển.
Màn cúng có ý nghĩa quan trọng nhất trong lễ hội là cúng lấy dòng làm nước, đánh dấu sự thành công của lễ hội. Khi hai thầy ngồi trên đài, ở phía dưới bà con dân bản sẽ lấy cỏ, cây đốt thành ngọn lửa. Hành động có ngụ ý hăm dọa, nếu không lấy được con dòng về làm nước sẽ tiếp tục đốt lửa thiêu cháy con dòng.
Màn này diễn ra trong hai tiếng, thường thì sau khoảng thời gian đó sẽ có mưa thật. Nhưng đợi mãi trời không mưa, họ làm một dòng nước giả tưới đều khắp giống như có mưa tới. Khi có mưa, tất cả mọi người cùng hô to “Có mưa rồi”. Như vậy có nghĩa là Ngọc Hoàng đã nghe thấy lời cầu khấn của thần dân dưới hạ giới, sai thiên lôi tạo mưa cứu giúp dân bản. Ơn Ngọc Hoàng, thần linh, tổ tiên phù hộ cho mưa xuống, gia chủ mổ lợn, gà làm lễ vật tạ ơn. Một con lợn được mổ ra chia làm nhiều phần, làm lễ cúng, khấn dâng lễ vật tạ ơn đến từng vị.

4.6. Lễ hội Tằng Cẩu:

Một tục lệ không thể thiếu của các cô gái Thái Đen Mường Lò Văn Chấn, Nghĩa Lộ (Yên Bái) trước khi về nhà chồng, phải tiến hành nghi Lễ Tằng Cẩu để rũ đi những vẩn đục của quá khứ, được nhẹ nhàng, thanh sạch, bước vào một cuộc sống mới.
Cô dâu được búi tóc ngược lên đỉnh đầu trong lễ Tằng Cẩu, để thông báo cho mọi người biết mình đã có chồng. Lễ Tằng cẩu được thực hiện theo từng bước rất cụ thể, chặt chẽ và độc đáo. Lễ vật nhà trai chuẩn bị cho cô dâu gồm: 1 sải khăn piêu, khít, đôi vòng tay và hoa tai bạc, nhẫn vàng hoặc bạc, trâm cài tóc, chiếc gương nhỏ, chiếc lược sừng và 1 lọn độn tóc đem sang nhà gái tặng cô dâu.
Trong ngày làm lễ Tằng cẩu, nhà trai cử một đoàn sang nhà gái gồm những thiếu nữ trẻ đẹp và các thiếu phụ khỏe mạnh, tháo vát, am hiểu sâu sắc phong tục, tập quán và thông thạo động tác búi tóc ngược cho cô dâu mới. Phía nhà gái cũng có số người tương ứng, trong đó có hai thiếu nữ làm phù dâu, thường là bạn thân của cô dâu.
Các bước tiến hành lễ, trước tiên là phần gội đầu cho cô dâu, hai cô gái phù dâu sẽ giúp cô dâu xoã tóc và gội đầu bằng Nặm Khảu má (nước ngâm gạo nếp) đựng sẵn trong ống tre nứa cùng với nước đun lá bưởi, lá xả, tre ngà, hương nhu, long não. Bởi người Thái Đen tâm niêm dưới làn nước trong mát của dòng suối, nước suối sẽ cuốn trôi đi tất cả những gì mòn cũ của ngày quá khứ và để được nhẹ nhàng, thanh sạch bước qua một cuộc sống mới. Sau khi, gội đầu xong, cô dâu sẽ vấn tóc quanh đầu rồi cùng chúng bạn trở về bản.
Từ chân cầu thang, cô được đón rước và bước chậm rãi từng bậc lên nhà sàn. Đến Tang chan (ngoài sàn) cô ngồi vào giữa một hàng ghế mây, hướng về phía mặt trời mọc. Hai thiếu nữ phù dâu cùng phụ nâng khay đựng đồ trang sức do nhà trai mang sang.
Tiếp đó, Nai cẩu (người được chọn để Tằng cẩu cho cô dâu) đứng ở phía sau lưng cô, nhẹ nhàng chải tóc rồi dùng hai tay vuốt ngược tóc từ phía sau gáy lên kèm theo lọn tóc độn và búi cuốn chặt lại từ trái sang phải hoặc ngược lại. Khi búi tóc đã hoàn chỉnh. Nai cẩu khẽ nâng chiếc trâm bằng bạc xuyên búi tóc để giữ cho cẩu không thể xổ rối tung và chiếc trâm bạc xinh xắn nổi bật trên nền đen óng mượt của búi tóc cô dâu mới.
Khi lễ Tằng Cẩu xong, Nai cẩu khẽ hát những lời dặn dò yêu thương và chúc mừng hạnh phúc cho tình yêu đôi lứa “Mái tóc dài, chải cho mượt/ Búi ngược lên thành “Tằng cẩu”/ Từ nay về sau, người đã có chồng/ Nước không đổi dòng/ Lòng không đổi hướng, con ơi”.
Lễ Tằng cẩu được người Thái đen coi trọng, bởi nó để lại dấu ấn quan trọng trong suốt cả cuộc đời người phụ nữ dân tộc này.
Dân tộc Thái có vốn văn học cổ truyền quý báu với kho tàng thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao…cùng nhiều điệu múa (khắp) độc đáo: xoè Thái, múa sạp. Và một nét văn hóa độc đáo, làm nên nét riêng có của núi rừng Tây Bắc chính là Lễ Tằng Cẩu của người Thái Đen.

5. Ở đâu khi đi du lịch Yên Bái:

5.1. Mù Cang Chải Ecolodge

Địa chỉ: Nâm Khắt, Mù Cang Chải, Yên Bái.
Email : info@mucangchaiecolodge.com
Trang web :  http://mucangchaiecolodge.com/
Tel: +84 (0) 989 090 908

5.2. LE CHAMP TÚ LỆ RESORT

Địa chỉ: Bản Nước Nóng, Tú Lệ, Văn Chấn, Yên Bái, Việt Nam
Email: info@lechamp.vn
Số điện thoại: 0216 389 6789

5.3. KHÁCH SẠN HỒNG NHUNG

Địa chỉ: 4 Trần Phú, TP Yên Bái, Tỉnh Yên Bái
Tel: 02163501152 - 02163852054;
Mobile: 0919956172; Fax: 0216 3858668
E: hongnhunghotelyenbai@gmail.com
W: www.hotel84.com/yen-bai/khach-san-hong-nhung.html
Số phòng: 60

6. Những món ngon không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Yên Bái

6.1. Bánh Chuối Lục Yên:

Từ ngàn xưa, hình ảnh cây chuối luôn gắn liền với người dân đất Việt. Và cũng hiếm có loài cây nào hữu dụng đến mức dùng được tát cả các bộ phận như chuối. Với tình yêu thiên nhiên dân tộc Tày đã nâng niu nguyên liệu từ chuối để tạo thành món bánh chuối Lục Yên ngon đặc trưng. Người Tày coi bánh chuối Lục Yên như một món ăn linh thiêng mang giá trị tinh thần rất lớn. Nó biểu thị cho tinh thần tiết kiệm, gắn bó và hài hòa với thiên nhiên. Vì thế, món bánh này thường được làm rất chỉn chu, cầu kì và được trưng dụng rất nhiều trong các dịp lễ tết, cúng bái của người Tày. Nó là một trong những món bánh không thể thiếu và bắt buộc phải có trên bàn thờ tổ tiên trong những dịp quan trọng.
Bánh chuối Lục Yên bắt nguồn từ người Tày sống ở đây sáng tạo nên. Không giống như bánh chuối ở các vùng khác là tẩm bột gạo rồi chiên lên, bánh chuối Lục Yên được làm công phu hơn rất nhiều. Nếu muốn làm bánh chuối Lục Yên thì người dân nơi đây phải chuẩn bị từ trước rất lâu, chuối chín được bóc vỏ rồi phơi khô để trong hũ cất đến khi làm bánh thì lấy ra ngâm nước nóng. Thành phần gạo làm vỏ bánh phải là gạo mới được xay thành bột nước để trộn với chuối đã xay làm vỏ.
Với bánh chuối Lục Yên, sự hấp dẫn, lôi cuốn được thể hiện qua những bàn tay khéo léo, tài tình của các bà, các mẹ. Gọi là bánh chuối nhưng thành phần tạo nên món bánh này rất đa dạng nhưng vẫn được tạo nên chủ yếu từ chuối và một chút bột gạo mới tạo nên hương vị miền Bắc đặc trưng.
Bóc nhẹ từng lớp lá chuối một màu vàng óng như mật ong dần dần hiện ra. Phần bột bên ngoài là sự pha trộn giữa bột chuối và bột gạo tạo nên sự kết dính độc đáo. Bột chuối này thường là chuối chín được sấy khô. Khi cần gói bánh người Tày mang đi ngâm nước rồi đem xay tạo ra thứ bột độc quyền này.
Phần nhân bánh là sự hòa quyện giữa đậu, đường, đậu phộng. Thứ bánh được tạo thành từ những nguyên liệu đơn giản vậy mà sao ngon đến lạ thường. Cái thi vị của bánh chuối Lục Yên không chỉ nằm ở hương vị. Mà đó còn là sự mộc mạc, đằm thắm khi tất cả nguyên liệu đều đến từ những thứ không hề đắt đỏ là chuối. Từ chiếc lá gói hay dây buộc cũng được gói gọn từ cây chuối mà ra.
Món bánh chuối như thứ quà tinh thần không thể thiếu của người dân Yên Bái mỗi khi có dịp lễ lộc. Biết bao mâm cao cỗ đầy nhưng họ vẫn phải chêm cho bằng được một phần bánh chuối vào. Như một sự biết ơn khi cố gắng phát huy nếp nhà tốt đẹp từ bao đời và lưu giữ hương vị núi rừng thuần khiết nhất.

Cách thưởng thức và bảo quản

Bánh chuối Lục Yên được người dân nơi đây làm cúng vào các dịp lễ rằm tháng Giêng hay rằm tháng Bảy. Vì là món không thể thiếu trong các dịp lễ nên bánh chuối được người dân Lục Yên nâng niu, làm bằng cả tấm lòng thành kính, tôn trọng để gửi lên “bề trên”. Bánh chuối được thưởng thức kèm theo với nước chè xanh hoặc nước trà.
Bảo quản bánh chuối nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

6.2. Bánh Trưng Đen:

Một trong những món ăn ngon ngày tết mang đặc trưng riêng của người Thái Mường Lò là bánh chưng đen.Bánh được đồng bào dân tộc Thái nơi đây làm ra với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Món bánh đặc sản này không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất mỗi khi xuân về. Bánh chưng đen của người Thái được cha truyền, con nối qua nhiều thế hệ. Tết đến, ăn miếng bánh chưng đen, mùi gạo quyện với than núc nác, hoa cây vừng đen, vị ngọt làm người ăn như thưởng thức được cả mùi cỏ cây, ruộng đồng, đất trời và thiên nhiên nơi miền Tây Yên Bái.
Nguyên liệu làm bánh của đồng bào được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô. Gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ. Để tạo màu đen cho chiếc bánh, đồng bào lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.
Lá dong rửa sạch rồi lau cho thật khô, cắt bớt gân cho lá mềm, khi gói lên bánh mới đẹp. Cũng là nhân đỗ xanh đãi sạch vỏ, thịt lợn chọn miếng có nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp gia vị cho vừa ăn nhưng trong nhân bánh người Thái trộn thêm hoa vừng đen tạo vị ngon khác biệt với loại bánh chưng thông thường.
Bánh chưng đen phải được gói thủ công. Củi để luộc bánh phải là củi gỗ to, giữ than tốt, khi luộc xếp bánh vào nồi, đậy kín vung. Lúc nồi bánh chưa sôi thì đun to lửa, khi nồi bánh đã sôi giữ lửa đều, đủ nhiệt để bánh chín nhuyễn, chín đều, đun từ 6-7 tiếng. Khi chín vớt ra cho vào chậu nước rửa qua và treo bánh thành từng cặp để cho bánh không bị mốc. Thưởng thức một miếng bánh, cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ của cây rừng. Bánh chưng đen của người Thái được cha truyền, con nối qua nhiều thế hệ. Tết đến, ăn miếng bánh chưng đen, mùi gạo quyện với than núc nác, hoa cây vừng đen, vị ngọt làm người ăn như thưởng thức được cả mùi cỏ cây, ruộng đồng, đất trời và thiên nhiên nơi miền Tây Yên Bái.

6.3. Cốm Tú Lệ:

Tinh hoa ẩm thực nơi đây nổi tiếng nhất phải kể đến món Cốm Tú Lệ ngọt bùi, béo ngậy. Để có được thành phẩm cốm thật ngon, người dân tộc Thái phải thu hoạch lúa từ khi còn non, nguyên sữa, trải qua nhiều công đoạn công phu và cho ra đời những nếp cốm làm say lòng du khách tháng 10 đến, ở Tây Bắc, dưới chân đèo Khau Phạ, lúa nếp non trên những thửa ruộng bậc thang Nà Loóng, Pom Ban, Bản Côm, Púng Xổm... của xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn hay ở các bản Lìm Mông, Lìm Thái của xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải đã cắt gần xong, người dân cũng hối hả giã cốm.
Thung lũng xã Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, Tú Lệ nổi tiếng với đặc sản gạo nếp Tan - "Khẩu tan chạu" - thứ lương thực quý mà chỉ đất Tú Lệ mới trồng được. Theo các nhà khoa học, nếp Tú Lệ thơm ngon là do khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, biên độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau rất lớn nên năng lượng cây lúa tích trữ được rất cao. Ngoài ra phải kể đến đất Tú Lệ có nhiều mùn và khoáng chất, dòng suối chảy từ đỉnh đèo Khau Phạ xuống nước trong vắt, đó là những yếu tố tự nhiên tạo nên hương vị đặc biệt của hạt gạo nếp Tú Lệ. Nếp Tú Lệ có hạt to tròn, trắng trong, khi được đồ thành xôi có vị dẻo, thơm đặc biệt; còn khi chế biến thành cốm lại có hương vị ngọt ngào, thanh mát.
Hạt cốm Tú Lệ mang một màu xanh đậm đặc biệt mà không loại cốm nào có thể lẫn được. Cốm Tú Lệ được chắt lọc từ những tinh túy của đất, trời cùng với sự mộc mạc thô sơ của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Cốm Tú Lệ không chỉ là tinh hoa của đất trời, mà còn có cả tình yêu, hồn đất, hồn người gửi gắm vào trong đó. Vì vậy cốm ở nơi đây là đặc sản có một không hai của núi rừng Tây Bắc. Khi mùa lúa bắt đầu chín, những bông lúa nếp được bà con trong vùng thu hoạch sớm để tạo ra món cốm. Cốm Tú Lệ nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn cả vùng Tây Bắc bởi vị dẻo thơm ngọt ngào đặc trưng không đâu có. Bởi thế mà không ít chuyên gia ẩm thực đã đặt tên cho cốm Tú Lệ là "đệ nhất tinh hoa ẩm thực”. Để làm ra những mẻ cốm dẻo, xanh, thơm ngọt, những cô gái Thái áo cỏm lưng thon ra đồng từ sớm tinh mơ lựa chọn những bông lúa to tròn, căng mẩy nhưng thân rơm vẫn còn xanh, gặt chúng về khi còn đẫm sương đêm rồi sau đó tuốt bằng tay một cách kỳ công và cẩn thận.
Cốm Tú Lệ có màu xanh ngắt đặc trưng của lúa. Cốm ngon nhất lúc vừa làm xong. Hạt cốm dẻo quyện thơm và hậu vị có một chút đắng sau đó chuyển sang vị thanh và hơi ngọt. Du khách khó mà cưỡng lại mùi hương cốm xanh dẻo thơm, ngọt ngào như vẻ quyến rũ của người con gái Thái nước da trắng ngần, áo cỏm lưng thon nơi đây.

6.4. Xôi Trứng Kiến:

Linh hồn của món xôi trứng kiến đó chính là trứng kiến đen và gạo nếp nương của Mù Cang Chải. Khi tiết trời sang xuân ấm áp là lúc loài kiến ở Mù Cang Chải sinh sôi và phát triển mạnh. Đây là thời điểm vàng để bà con có thể lấy trứng kiến về làm xôi. Để lấy được nguyên liệu trứng kiến thì phải lấy vào những ngày nắng ráo nếu không trứng kiến thấm nước mưa sẽ ăn không ngon. Thường công việc lấy trững sẽ do người đàn ông đảm nhận còn việc chế biến thì do phụ nữ đảm nhận do sự khéo léo.
Không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng rồi chế biến món ăn, kinh nghiệm của bà con là loại kiến lấy trứng là kiến ngạt, có màu đen. Trong những rừng cây bóng cả ở Tây Bắc có những tổ kiến to như mũ đội đầu, người ta sẽ nhấc tổ kiến và đập cho chúng chạy hết ra bên ngoài, sau đó dùng dao để bổ đôi, vỗ vào vỏ tổ kiến cho trứng kiến rớt ra. Tuy nhiên trứng không phải được lấy hết mà được giữ lại một phần để giúp cho đàn kiến ấy nhưng mùa sau vẫn có thể tiếp tục được sinh sản.
Chế biến xôi trứng khá tỉ mỉ và cẩn thận. Gạo nếp ngâm và vo sạch,, ngâm từ 3,4 tiếng sau đó vớt ra, đem đi đồ, khi thấy những hạt nếp căng phồng, chuyển thành màu trắng trong, hương thơm ngào ngạt. Còn rứng kiến sau khi được lấy về sàn lọc bỏ những tạp chất, ngâm nước ấm sạch rồi để chúng thật ráo nước. Sau đó, trứng kiến được ngâm gia vị rồi được xào cùng với củ kiệu đã được phi hành mỡ gà cho thật thơm, vừa chín tới và dậy mùi thơm hấp dẫn. Trứng kiến đặt trong lá chuối và cho vào chõ xôi đã đồ, mùi thơm của trứng kiến kết hợp cùng với mùi thơm của xôi, vị béo ngậy của trứng kiến kèm theo với mỡ hành phi thơm sẽ rất hấp dẫn du khách.
Xôi nếp mới từ những hạt ngọc Tây Bắc dẻo thơm khi kết hợp cùng với trứng kiến khi ăn như vỡ ra trong khoang miệng, một mùi hương thơm dịu lạ lẫm và có chút cay cay của trứng kiến, khi thưởng thức phải dùng tay bốc để có thể cảm nhận được trong từng giác quan. Với những người dân nơi đây, người ta ăn xôi cùng với cá suối nướng than chấm với muối ớt trộn chanh là đủ, hoặc các bạn cùng có thể ăn ghém với thịt trâu gác bếp cũng vô cùng thơm ngon  hợp khẩu vị.
Sự thơm ngon đong đầy này khiến thực khách nhớ mãi và khiến món ăn này dần trở nên nổi tiếng từ những lời khen nức tiếng của những người đã được thưởng thức, nếu bạn còn thích những món ăn ngon khác của miền Tây Bắc cao nguyên, khi có dịp du lịch trải nghiệm đến đây đừng quên gọi ngay cho mình một bát xôi nóng hổi và thơm ngát nhé.
7. Mua gì về làm quà khi đi du lịch Yên Bái:
Những món quà không thể bỏ qua khi đi du lịch Yên Bái. Một chuyến du lịch trọn vẹn và thành công thì không thể nào thiếu đi những món quà thân thương dành tặng cho gia đình người thân và bạn bè.

7.1. Thịt trâu gác bếp:

Trâu gác bếp Tây Bắc tức là đặc sản thịt trâu khô của bà con dân tộc thiểu số từ một trong 6 tỉnh Tây Bắc Bộ, đều ngon cả. Nhắc đến hương vị Tây Bắc thì món thịt trâu gác bếp là không thể thiếu món này được chế biến từ những miếng thịt trâu tươi ngon. Trâu miền núi được chăn thả tự nhiên, ăn cỏ và lá rừng nên thịt chắc ngọt. Thịt trâu sau khi được tẩm ướp những gia vị đặc trưng của Tây Bắc như mắc khén, ớt rừng sẽ được mang sấy trên bếp củi hay cho vào lò sấy. Thịt trâu khô được đóng gói nửa kg hoặc 1kg rất dễ bảo quản nên du khách thường mua về làm quà.
Khi thưởng thức bạn sẽ thấy sợi thịt dai, có độ cay của ớt rừng, các gia vị đã thấm đều đến từng thớ thịt. Trâu gác bếp đã trở thành truyền thuyết với vị cay tê từ gia vị đặc trưng miền Tây Bắc, ai mùi khói bếp khiến bất cứ ai cũng phải mê. Nó không cay, nó không cứng nhưng lại tê tê ngòn ngọt! Thế mới lạ.
Thịt trâu tươi được ướp gia vị đặc biệt cùng hạt mắc khén Tây Bắc của đồng bào dân tộc Thái tại Sơn La, gác bếp củi sấy khô bằng khói trong nhiều ngày. Điểm khác biệt của Trâu gác bếp là mùi vị thơm ngon đặc trưng không nơi nào có, rất ngọt và đậm đà khó quên.
Trâu gác bếp là món ăn truyền thống của người Thái Đen, nay đã là đặc sản và phổ biến khắp cả nước. Thường vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc các lễ hội người ta mang biếu nhau là nhiều.
Trong những ngày mọi người quây quần cùng nhau, ngồi lai rai vài miếng thịt trâu gác bếp cùng chút tửu cay nồng để cảm nhận mùi khói lan toả khắp miệng, vị ngọt từ thịt tự nhiên khiến ai cũng thích mê. Đây là lựa chọn không tồi khi du lịch tại Yên bái mà chưa biết mua quà gì về tặng cho bạn bè và người thân.

7.2. Mật ong hoa nhãn:

Văn Chấn là huyện có diện tích trồng nhãn lớn nhất Yên Bái. Khi hoa nhãn nở rộ thì ngoài bọ xít, các loài ong cũng kéo nhau về hút mật. Người Văn Chấn tận dụng “tài nguyên thiên nhiên” này để nuôi ong lấy mật. Mật ong hoa nhãn vàng tươi, trong và thoang thoảng hương hoa nhãn. Cứ vào độ tháng Tư hàng năm, khi những chùm hoa nhãn nở rộ. Cũng là lúc người dân Văn Chấn biết mình sắp được một mùa mật ong ngọt lịm.
Những cánh rừng nhãn bạt ngàn ở Văn Chấn trở thành nguồn dự trữ mật dồi dào cho biết bao đàn ong. Từng tốp ong thợ cần mẫn ngày đêm để mang đến cho đời thứ mật vàng óng ánh từ hoa nhãn đầy dưỡng chất. Những giọt mật trong veo, vàng như hổ phách khiến người ta cứ nôn nao dùng tay quệt ngay vài giọt rồi cho vào miệng. Vị ngọt tan ngay trên vị giác cùng hương thơm dịu dàng của hoa nhãn làm người ta ngất ngây cứ dùng dằng không muốn rời miền núi hấp dẫn này.
Để lấy được mật ong nhãn phải thật khéo léo, nhẹ nhàng. Thì mới có thể tách gọn được giọt mật nguyên chất không pha lẫn tạp chất. Bên cạnh đó mật ong nhãn Văn Chấn còn nổi tiếng với độ tinh khiết. Với tập tục trồng trọt theo phương pháp tự nhiên nên những cây nhãn từ lúc trồng đến lúc ra hoa luôn đảm bảo được sự sạch nguyên của chúng. Cũng vì thế mà mật ong nhãn trở thành thứ mật ngon hàng bậc nhất vùng Tây Bắc. Tuy nhiên vì có quá nhiều dưỡng chất nên mật ong nhãn vẫn được khuyến cáo tránh dùng trước bữa ăn.

7.3. Lạp Xưởng Yên Bái:

Lạp xưởng cũng là một đặc sản Yên Bái được nhiều người chọn mua làm quà. Lạp xưởng được làm từ thịt heo ngon, ướp gia vị đậm đà. Một bí quyết làm lạp xưởng ngon của người Yên Bái là dùng các loại củi có tinh dầu thơm như củi quế để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Nguyên liệu chính của món lạp sườn gác bếp là thịt lợn và ruột non của lợn. Ngoài nguyên liệu chính từ thịt lợn, để có món lạp sườn hun khói Sơn La thơm ngon, người ta cần có những loại gia vị không thể thiếu như: gừng, ớt, rượu trắng, đường, muối, hành khô và đặc biệt không thể thiếu món gia vị trứ danh đặc sản Tây Bắc- hạt mắc khén..
Một nét riêng biệt của lạp sườn gác bếp Yên Bái mà không nơi nào có được đó là các loại gia vị đều mang đậm hương vị của nhiều loại cây rừng như gừng núi, hạt tiêu rừng, mắc mật, quế, các loại thảo quả, và đặc biệt là hạt mắc khén và hạt dổi của núi rừng… Tất cả đều được xay nhỏ và được pha trộn với nhau theo tỷ lệ của từng mùa.
Sau khi nhồi xong lạp sườn, người ta sẽ phơi lạp sườn trong nắng từ 2 đến 3 ngày. Sau khi phơi nắng, lạp sườn sẽ được treo lên gác bếp để làm chín và sấy khô. Đây cũng chính là lý do cho ra đời tên gọi lạp sườn gác bếp .Trong cách làm lạp sườn gác bếp, lạp sườn phải được hun khói dưới than hồng, đỏ lửa liên tục trong vài ngày.
Củi dùng để hun lạp sườn phải là củi lấy từ núi đá than sẽ đượm và hồng lâu. Hoặc người dùng bã mía khô để hun lạp sườn. Thời gian lạp sườn được hun khói, treo trên gác bếp phụ thuộc vào độ khói, độ dầy của lạp sườn. Thời gian hun khói lạp sườn có thể lên đến một tuần. Sau khi hun khói, lạp sườn sẽ chuyển dần sang màu cánh gián và có thể sử dụng được.
Khi ăn lạp sườn gác bếp, để nguyên cả khúc đem chiên chín, sau mang thái lát, Khi ăn chấm với mắm gừng hoặc tương ớt thêm chút rau thơm gia vị tùy theo khẩu vị hoặc cách bày món ăn của mỗi người, mỗi vùng. Khi thưởng thức lạp sườn gác bếp Tây bắc ta thấy có mùi của nắng vùng cao, có hương lửa của rừng thoang thoảng mùi gừng, mắc mật, mắc khén hương vị của núi rừng. Đối với người dân vùng cao thì món lạp sườn gác bếp dường như là món khá giản dị, mang hương vị đậm đà và lúc nào cũng có thể thưởng thức. Mấy ngày đầu, phải nổi lửa hồng cho miếng lạp xưởng được hơi khói mới. Cứ thế, miếng lạp xưởng được treo quanh năm nơi góc bếp mà không lo bị hỏng.

7.4. Táo Mèo Mù Cang Chải:

Vùng núi miền Tây Yên Bái không chỉ nổi tiếng với tầng tầng, lớp lớp ruộng bậc thang đã được xếp hạng danh thắng quốc gia, với những trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, những điệu xòe của những cô gái Thái, những điệu khèn của các chàng trai Mông hay chè Shan tuyết suối Giàng sóng sánh, mà nơi đây còn nổi tiếng với một loại quả rừng vừa mang hương vị đậm đà vừa là vị thuốc quý cho sức khỏe đó chính là Sơn tra (tên gọi khác là quả Táo mèo). Táo mèo là thứ quả rất nổi tiếng của vùng Tây Bắc. Nhưng nổi tiếng và được nhiều người biết đến thì phải nói đến táo mèo Yên Bái.
Sơn tra là một loài cây rất khoẻ, phát triển tự nhiên trên những cánh rừng, cũng có thể sống ở khe núi, nơi khô hạn, thiếu đất, cành có nhiều gai sắc, chiều cao trung bình 7 – 10m, thân gỗ, tán lá rộng. Sơn tra ra hoa vào cuối mùa xuân (tháng 3 – 4) và cho thu hái quả vào mùa thu. Tháng 9, tháng 10 là tháng quả sơn tra chín rộ. Những quả sơn tra ngon là những quả nhỏ, có mầu hồng trắng hoặc vàng trong, hơi dẹt, khi gọt không có cảm giác sít tay, khi ăn táo có vị ngọt, giòn, hơi chua và chan chát (vì vậy có nơi còn gọi là quả chua chát) với mùi thơm hấp dẫn.
Ở nhiều nơi người ta còn gọi táo mèo là sơn tra. Táo mèo mọc dại ở rừng và cho quả vào tháng 9, tháng 10 hàng năm. Những người hái táo giỏi mách rằng táo mèo ngon nhất là những quả nhỏ có sâu. Loại quả tuy bé nhỏ này nhưng lại có thể chế biến thành rất nhiều thứ khác nhau. Nếu không kìm lòng được trước mùi thơm của táo bạn có thể thưởng thức ngay lập tức. Hoặc có nhiều thời gian thử món rượu táo mèo, ô mai táo mèo hay muối xổi là một trong những lựa chọn hấp dẫn dành cho bạn. Mà kỳ lạ thay dù chế biến thành món nào thì táo mèo vẫn giữ nguyên được hương vị và cũng làm say lòng người ta thế thôi.
Táo mèo cũng không quá khó mua nên cứ vào mùa lại thấy người ta bày bán ở khắp nơi. Những quả bé con ửng hồng như một lời rủ rê du khách ghé thăm Yên Bái một lần cho ngắm tận mặt táo mèo đích thực vùng cao.

7.5. Chè Shang Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng:

Suối Giàng là một xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nằm trên độ cao gần 1.400 m, được ví như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên, du khách đến với Suối Giàng không phải để nghỉ dưỡng mà chủ yếu để được thưởng thức thứ chè đặc sản mang tên Shan Tuyết từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Giống chè Shan tuyết được trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao. Tuy nhiên, cây chè Shan tuyết phù hợp với điều kiện tự nhiên của Suối Giàng nhất nên cây phát triển tự nhiên, không cần chăm bón nhiều. Đến Suối Giàng bạn sẽ thấy bạt ngàn gốc chè Shan tuyết tươi tốt quanh năm với tuổi thọ từ 100 đến 300 năm. Chè Shan Tuyết càng già càng phủ trắng thì càng quý. Ai đã từng lên thăm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đều không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn những cây chè Shan Tuyết cổ thụ to lớn thân nhuộm màu trắng mốc, uốn lượn nhiều cành buộc người hái phải trèo lên mới thu hoạch được.
Thừa hưởng khí hậu núi cao quanh năm mát mẻ, nhiều ngày có mây mù nên chè ở đây búp to, phủ một lớp lông tơ mịn như nhung, trắng như tuyết. Chè Shan Tuyết là loại cây mọc tự nhiên trên vùng núi cao, được nuôi dưỡng bằng sinh khí của đất, trời nên búp và lá chè rất to, có màu xanh đậm, trên mặt lá phủ một lớp lông tơ mỏng trắng như tuyết. Vì vậy mà chè có tên Shan Tuyết (chè được ngậm tuyết trên núi cao).
Cũng bởi thứ đặc sản quý giá này mà khâu chế biến cũng phải thật cẩn trọng. Khi sao trà phải thuần thục đôi tay để không rớt mất tuyết trắng. Đến khi săn lại bằng hạt đậu xanh áp bên ngoài lớp áo trắng tinh thì công đoạn xem như hoàn tất.
Một năm chè Shan Tuyết được thu hoạch thành 3 vụ trong đó vụ cuối thường vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 âm lịch. Khi đến mùa thu hoạch, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh cô gái Mông trong chiếc váy xòe bắt mắt trèo lên những cây chè cổ thụ hái búp xanh non. Chè Shan Tuyết càng già càng quý, càng nhiều tuyết trắng thì tính dược liệu càng mạnh. Bởi vậy những đôi bàn tay thoăn thoắt ngắt từng búp nõn nhưng vẫn nhẹ nhàng để không làm mất lớp tuyết trắng phủ bên trên.
Chè Tuyết cổ thụ uống có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể chống ôxy hóa, giúp mọi người tỉnh táo, sảng khoái… Nước chè sóng sánh như mật ong rừng, sau khi uống vị ngọt, đượm cảm nhận được vị của chè rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng.
Thương hiệu chè Suối Giàng nhận được sự đánh giá cao về chất lượng, được xuất đi nhiều nơi trong nước và thị trường nước ngoài. Đến đây rồi bạn nhất định phải tự mình hái những búp chè non pha một ấm trà tươi thưởng thức trong tiết trời mát mẻ hoặc mua những gói chè đã được chế biến thủ công, đảm bảo tiêu chuẩn mang về làm quà nhé!

8. Thời gian lý tưởng để đi du lịch Yên Bái:

+ Mùa xuân (tháng 1 – 3) Thời điểm diễn ra nhiều lễ hội mùa xuân đặc sắc. Bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí lễ hội và trải nghiệm nhiều trò chơi truyền thống như đập niêu, kéo co, đua ngựa… Theo kinh nghiệm du lịch Yên bái tháng 2 thì đây là dịp để bạn có cơ hội trải nghiệm gần gũi hơn với đời sống người dân Yên Bái.
+ Tháng 5 – tháng 6 đây là mùa nước đổ ở Yên Bái, đặc biệt là tại các thửa ruộng bậc thang ở các khu vực như Mù Cang Chải, Trạm Tấu, La Pán Tẩn, và Khau Phạ. Mùa nước đổ là thời điểm khi nước từ các nguồn núi chảy về đầm lầy, sông suối, tạo nên cảnh quan đẹp tuyệt vời. Mặt ruộng bóng loáng nước, phản chiếu ánh nắng chiều rực rỡ.
+ Tháng 9 – tháng 10 Theo kinh nghiệm du lịch Yên Bái của dân phượt chuyên nghiệp, từ tháng 9 đến tháng 11 mùa mưa của Tây Bắc cũng đã kết thúc, tiết trời chưa chuyển sang cái lạnh đầu đông. Đây là thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Yên Bái bởi tiết trời mát mẻ. Thời điểm thích hợp nhất đi du lịch Yên Bái có lẽ là khoảng tháng 5 – 6 hoặc có thể từ tháng 9 – 10 bạn sẽ lần lượt được tận mắt chiêm ngưỡng sự vi diệu của ruộng bậc thang vào mùa đổ nước và những cánh ruộng bậc thang được nhuộm một màu vàng khi lúa chín.  Đến với Yên Bái vào khoảng tháng 9 – 11 cũng khá thích hợp, vì lúc này là mùa mưa của Tây Bắc cũng đã hết, thời tiết dịu mát, chưa chuyển sang cái lạnh của mùa đông. Không gian tràn ngập sắc vàng rực rỡ của lúa và của nắng. Bạn sẽ mãn nhãn khi được chiêm ngưỡng những ruộng bậc thang lúa chín đẹp tựa kỳ quan trong khoảng thời gian từ 15/9 đến 10/10.
+ Yên Bái thời điểm cuối năm kinh nghiệm du lịch yên bái tháng 12 là thời điểm núi rừng chìm trong biển mây ma mị, hùng vĩ nên rất thích hợp cho những “thợ săn” mây. Thời điểm đẹp nhất để đến Yên Bái là vào khoảng tháng 5, mùa nước đổ. Và từ tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa lúa chín ở vùng cao Tây Bắc. Chắc chắn khi đến đây bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời. Nói là làm, Yên Bái mùa nào cũng đẹp, không đẹp dọc thì đẹp ngang nên bạn cứ thích thì xách balo lên và đi thôi. Chứ lại còn chần chừ thì chắc đến mùa quýt vẫn không đi được mất.

9. Một số tour đi du lịch Yên Bái để du khách tham khảo:

9.1. Tour Mù Cang Chải mùa lúa chín 4 ngày 3 đêm từ TP.HCM

Khởi hành từ: Hồ Chí Minh
Điểm đến: Yên Bái
Lịch trình: 4 ngày 3 đêm
Khởi hành: Thứ 5 hàng tuần

9.2. Tour vòng cung Tây Bắc: Mùa vàng trên non cao 5 ngày 4 đêm

Khởi hành từ: Hồ Chí Minh
Điểm đến: Sa Pa Điện Biên Sơn La Mộc châu Mù Cang Chải
Lịch trình: 5 ngày 4 đêm
Khởi hành: Thứ 6 hàng tuần

9.3. Du lịch Sapa - Lai Châu - Điện Biên - Mộc Châu - Mai Châu 5 ngày 4 đêm

Địa điểm tham quan: Điện Biên, Mộc Châu, Tú Lệ, Mộc Châu, Lai Châu, Đèo Khau Phạ, Mù Cang Chải
Loại hình tour: Khám phá, Văn hóa - Ẩm thực
Phương tiện: Xe ô tô du lịch đời mới

9.4. Du lịch Mù Cang Chải I Tour du lịch Mù Cang Chải 3 ngày 2 đêm

Địa điểm tham quan: Ruộng Bậc Thang, Đèo Khau Phạ, Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải
Loại hình tour: Khám phá, Văn hóa - Ẩm thực
Thời gian: 3 ngày 2 đêm
Phương tiện: Xe ô tô du lịch đời mới

9.5. Du Lịch Yên Bái: Hà Nội - Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải - Bay Trên Mùa Vàng 3 Ngày 2 Đêm

Khởi hành: Hà Nội
Điểm đến: Yên Bái
Thời gian: 3 Ngày 2 Đêm
Ngày đi: thứ 6 hàng tuần
Phương tiện: xe du lịch đời mới

9.6. Du Lịch Mù Cang Chải: Hà Nội - Mù Cang Chải - Suối Nước Nóng Trạm Tấu - Nghĩa Lộ - Đồi Chè Thanh Sơn 3 Ngày

Khởi hành: Hà Nội
Điểm đến: Yên Bái
Thời gian: 3 ngày 2 đêm
Ngày đi: Thứ 6 Hàng Tuần
Phương tiện: Xe ô tô
Ý kiến bạn đọc