Viện Hải Dương Học Nha Trang – Bảo Tàng Sinh Vật Biển Đa Dạng Phong Phú
Được biết đến là một cơ sở nghiên cứu khoa học ra đời sớm nhất ở Việt Nam, Viện Hải dương học nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang 6 km là nơi chuyên nghiên cứu tập tính, lối sống của sinh vật biển.
Viện Hải dương học Nha Trang được thành lập năm 1923 dưới sự quản lý trực tiếp của người Pháp, mãi đến năm 1952 mới giao lại cho người Việt quản lý. Hiện nay địa chỉ chính thức của viện Hải dương học Nha Trang là số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Viện Hải dương Nha Trang nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu chuyên ngành của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia Việt Nam. Sở dĩ viện Hải dương học được lựa chọn đặt tại Nha Trang là do bờ biển nơi đây thuộc loại sâu nhất tại Việt Nam lại cách hải phận quốc tế không xa.
Lý giải về sự đa dạng sinh học ở biển Nha Trang, các nhà khoa học cho biết nhờ vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên đặc thù biển Nha trang có hai dòng biển nóng và dòng biển lạnh giao nhau. Dòng biển nóng từ khu vực xích đạo di chuyển lên, dòng biển lạnh từ phương Bắc chảy xuống và gặp nhau ở biển Nha Trang tạo nên môi trường sinh sống ôn hòa thuận lợi cho các loài sinh vật biển. Nhờ vậy sự đa dạng sinh học ở đây rất cao, các loài cá thường di chuyển về đây để sinh sản, hệ thống thực vật biển cũng rất phong phú. Chính sự đa dạng, phong phú đó là cơ sở cung cấp nguồn cứ liệu sống cho công tác nghiên cứu của các nhà khoa học.
Viện Hải Dương Học Nha Trang có gì?
Bảo tàng sinh vật biển và Bảo tàng hải dương học là 2 khu vực sẽ đem đến cho bạn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị.
Khu trưng bày sinh vật biển
Đây là khu mà khi mới bước vào chúng ta sẽ nhìn thấy đầu tiên. Bảo tàng sinh vật biển là nơi trưng bày các mẫu vật của các loài sinh vật biển. Trong khu trưng bày này bạn sẽ được thấy vô vàn các loại sinh vật vật biển được nuôi trong những bể mở. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng mãn nhãn hơn 20.000 mẫu vật của 4.000 loài sinh vật biển khác nhau. Ngoài ra bảo tàng còn trưng bày nhiều mẫu vật của các sinh vật nước ngọt được sưu tầm ở vịnh Thái Lan, biển Đông, Campuchia. Từ các loại động vật quen thuộc như tôm, cua, mực hay các loại cá nước mặn cho đến những loại cá khó thấy hơn như cá mập hay cá đuối. Ở đây bạn sẽ được ngắm nhìn các hoạt động hàng ngày của chúng, cộng với đó là một quan sát rõ hơn về hình dáng cũng như tập tính sinh hoạt.
Thủy cung thu nhỏ được mệnh danh là lãnh thổ của việc check in. Với gần một trăm bể kính nhỏ và 5 bể kính lớn dọc đường đi. Bạn có thể thoải mái quan sát các loài sinh vật biển hiện đang sống tại đại dương một cách vô cùng đặc sắc.
Nơi đây còn là khu sinh sống của những loài vô cùng hiểm, sống sâu đến mấy tận mét dưới đáy biển. Các loài cá đầy màu sắc, và những thông tin hấp dẫn, thú vị bên cạnh sẽ làm bạn khó lòng rời mắt khỏi. Với những người yêu biển hay các sinh vật sống dưới nước, đây như là thiên đường khiến bạn cảm thấy như được hòa mình vào cuộc sống ở dưới đáy đại dương.
Một trong những lý do khiến Viện Hải dương học Nha Trang trở nên đặc biệt chính là nhờ những bộ xương khổng lồ. Trong đó lớn nhất là bộ xương của loài cá Voi lưng gù. Với chiều dài lên tới dài 18m, nặng 10 tấn chiếm gần một nửa khu trưng bày và thêm nhiều bộ mẫu vật lớn khác.. Bộ xương này vốn bị chôn vùi dưới lòng đất ở đồng bằng sông Hồng hơn 200 năm trước khi được phát hiện.
Ngoài ra còn hai bộ xương khác lớn không kém là của cá Nạng Hải dài 3,5m, rộng 5m, nặng gần 1 tấn. Và bộ xương của loài cá đang có nguy cơ tuyệt chủng Bò biển. Loài này trước kia thường được nhầm như nàng tiên cá.
Viện bảo tàng Hải Dương Học Việt Nam, một hệ thống không thể tách rời của viện Hải dương học là địa điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách. Tại đây có những phòng trưng bày về lịch sử của viện, có những công trình nghiên cứu, các thiết bị nghiên cứu qua các thời kỳ, cùng lịch sử ngành đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam.
Địa điểm du lịch này đang lưu trữ số mẫu vật lớn nhất Việt Nam mang tầm cỡ khu vực ghi dấu kết quả các công trình nghiên cứu, tìm hiểu của viện Hải dương trong suốt quá trình hoạt động của mình. Các mẫu vật được bài trí hết sức khoa học với lớp lớp những loài, những loại, hoặc để trần, hoặc ngâm trong những bình Hoóc – môn ghi rõ tên khoa học cùng tên thường dùng của từng cá thể.
Hoàng Sa là một thị xã thuộc tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là căn cứ quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế và quân sự của nước ta. Nên việc có một khu để trưng bày những tài nguyên biển đảo vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp tăng sự hiểu biết về vùng đất xa xôi thuộc chủ quyền Việt Nam mà còn làm tăng sự tự hào của dân tộc, kế thừa và phát huy cùng nhau bảo vệ biển đảo Việt Nam.
Viện Hải Dương Học Nha Trang giờ mở cửa!
Viện Hải dương học mở của vào tất cả các ngày trong tuần từ 6:00 am đến 18:00 pm.
Giá vé Viện Hải Dương Học Nha Trang
Phí vào cửa tham quan bảo tàng Hải dương học:
Người lớn: 40.000 VNĐ/người/lượt.
Sinh viên: 20.000 VNĐ/người/lượt.
Học sinh: 10.000 VNĐ/người/lượt
Giá vé có thể thay đổi chút.
Khi tham quan Viện Hải Dương học Nha Trang có những điều bạn cần phải nhất thiết phải chú ý:
- Đọc các yêu cầu tại các khu trước khi vào và tuân thủ hoàn toàn theo những yêu cầu đó. Không được cho các sinh vật ăn những thức ăn đem theo hay có những loại cá bạn không được làm ồn quá khi tham quan.
- Đảm bảo vệ sinh, không vứt rác bừa bãi.
- Một trong những kinh nghiệm du lịch Nha Trang nhỏ cho bạn đó là nên mang những đôi giày mềm, đế thấp. Các khu trưng bày ở đây cách nhau một khoảng khá xa và có nhiều bậc thang, lựa chọn một đôi giày phù hợp sẽ giúp việc bạn di chuyển khi tham quan trở nên dễ dàng hơn đó.
- Khi tham quan khu lưu trữ mẫu vật phải vô cùng cẩn thận. Các mẫu vật tại đây vô cùng quý giá không nên tự tiện chạm vào hay đùa giỡn khi đi vào khu này vì dễ làm đổ vỡ các mẫu vật.