Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa – Di tích lịch sử hào hùng của Việt Nam

Thứ tư, 20/09/2023, 16:32 GMT+7

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa – Di tích lịch sử hào hùng của Việt Nam

Cầu Hàm Rồng là quần thể du lịch - di tích nổi tiếng, gắn liền với thời kỳ phát triển của mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Đến Thanh Hóa mà chưa một lần đặt chân đến đây thì du khách chưa thấy được “linh hồn” cũng như cảm nhận được ý chí quật cường của người dân xứ Thanh.

1. Cầu Hàm Rồng ở đâu?

Cách trung tâm thành phố khoảng 3km, cầu Hàm Rồng là địa điểm tham quan nổi tiếng, thu hút nhiều du khách ghé thăm khi du lịch Thanh Hóa.
Mặc dù nằm trên tuyến đường Bắc - Nam của mảnh đất “địa linh nhân kiệt” nhưng nhiều người không biết cầu Hàm Rồng thuộc tỉnh nào? Thực chất, đây là cây cầu đầu tiên bắc ngang dòng sông Mã, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 5km về phía Bắc. Do đó, nhiều người còn gọi cây cầu này là cầu Hàm Rồng sông Mã.

Địa chỉ: thị trấn Tào Xuyên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Theo QL1A, từ thành phố Thanh Hóa, bạn chỉ đi dọc theo đường Lam Sơn, rồi rẽ vào đường Hạnh Phúc. Sau đó, tiếp tục đi đến Nam Ngạn thì rẽ vào đường Hàm Long. Từ đây, bạn chỉ cần đi thêm một đoạn nữa là tới nơi. Do khá gần trung tâm nên cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa là một trong những địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách ghé thăm mỗi năm.

2. Cầu Hàm Rồng có lịch sử gì đặc biệt?

Cầu Hàm Rồng là chứng nhân lịch sử hào hùng cho ý chí quật cường của người dân xứ Thanh. Ngày nay, du khách khi đến Thanh Hóa có thể ghé thăm, chụp hình và chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố từ trên cao. Vậy cầu Hàm Rồng dài bao nhiêu, cầu Hàm Rồng bắc qua sông nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

2.1. Lịch sử ra đời của cầu Hàm Rồng

Với những du khách yêu thích lịch sử, thích khám phá những công trình văn hóa lâu đời thì đây là một địa điểm không nên bỏ lỡ. Công trình này gắn liền với một thời hào hùng của người dân xứ Thanh nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Năm 1904, cầu Hàm Rồng thời Pháp do các kiến trúc sư người Pháp xây dựng với thiết kế vòm thép không có trụ giữa. Cấu trúc ban đầu tương tự như cầu Long Biên (Hà Nội), ở giữa có đường ray xe hỏa, 2 bên là đường dành cho ô tô và xe thô sơ đi lại. Vào lúc bấy giờ, đây là cây cầu hiện đại nhất Đông Dương.
Tuy nhiên, vào năm 1946, nhằm ngăn chặn bước tiến của quân xâm lược, cầu Hàm Rồng cũ đã bị Việt Minh phá hủy theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến. Mãi đến năm 1962, cây cầu này mới được khởi công xây dựng dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc. Ngày 19/5/1964, cầu Hàm Rồng mới chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động, trở thành cầu có trụ như hiện nay.

2.2. Cầu Hàm Rồng - chứng nhân lịch sử trong kháng chiến giành độc lập

Nằm ở phía Bắc Thanh Hóa, cây cầu có vị trí giao thông quan trọng và được xem là “yết hầu” của “con đường huyết mạch” một thời. Do đó, cây cầu là chứng nhân lịch sử gắn liền với những biến cố, thăng trầm của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc, đặc biệt là trận không chiến cầu Hàm Rồng năm 1965.
Dưới mưa bom bão đạn, cây cầu vẫn hiên ngang đứng vững, tựa vào núi Hàm Rồng, Thanh Hóa và soi bóng xuống dòng sông Mã. Đến năm 1973, cây cầu được khôi phục với chiều dài 150m và hình ảnh cầu Hàm Rồng Thanh Hóa đã trở thành biểu tượng lịch sử, văn hóa cũng như ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân xứ Thanh.

2.3. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cầu Hàm Rồng

Ngày nay, cầu Hàm Rồng đã trở thành một địa điểm tham quan nổi tiếng tại Thanh Hóa. Đứng trên cầu, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để ngắm dòng sông Mã êm đềm, nhìn núi Ngọc sừng sững và chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của xứ Thanh. Tất cả tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, có sông, có núi, có cây cầu nghiêng nghiêng dưới ánh hoàng hôn.

3. Các địa điểm du lịch gần cầu Hàm Rồng

Sau khi tham quan cầu Hàm Rồng, bạn có thể kết hợp ghé thăm một số địa điểm du lịch lân cận dưới đây để có thêm nhiều trải nghiệm đáng nhớ nhé!

3.1. Khu du lịch Bến En Thanh Hóa

Khu du lịch Bến En thuộc xã Hải Vân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa và cách cây cầu lịch sử khoảng 50km về phía Tây Nam. Nơi đây được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn xứ Thanh” với rừng nguyên sinh và hệ sinh thái động thực vật đa dạng. Nếu bạn đang muốn hòa mình cùng thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành thì đây là một điểm đến vô cùng lý tưởng.

3.2. Du lịch bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa

Khu du lịch Sầm Sơn nằm cách cầu Hàm Rồng khoảng 20km và được xem là “chốn nghỉ dưỡng lý tưởng nhất Đông Dương”. Nơi đây có đường bờ biển dài 6km, những bãi cát trắng mịn trải dài dưới nắng, độ mặn nước biển vừa phải. Du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thể thao, vui chơi dưới nước và đắm mình trong làn nước mát lạnh của Sầm Sơn.

3.3. Biển Hải Tiến Thanh Hóa

Nằm giữa địa phận 2 xã Hoằng Tiến và Hoằng Hải, biển Hải Tiến Thanh Hóa được ví như “Trà Cổ thứ 2” với khung cảnh hữu tình, thơ mộng. Nơi đây không có đá ngầm, sóng biển dịu dàng, làn nước trong xanh… tạo cho du khách cảm giác thoải mái, thư thái, xua tan những mệt mỏi thường ngày. Bên cạnh đó, từ cầu Hàm Rồng đến biển Hải Tiến rất gần, chỉ cần chạy xe khoảng 5km là bạn đã có thể hít hà hương biển rồi đấy nhé!

3.4. Kho Mường

Tạm rời xa biển và cầu Hàm Rồng Thanh Hóa, du khách có thể đến Kho Mường để vãn cảnh núi rừng.
Kho Mường nằm trong khuôn viên của khu bảo tồn Pù Luông. Đường di chuyển vào Kho Mường khá khó khi một bên là vách núi, một bên là ruộng bậc thang, rừng sâu ngút ngàn. Trải qua sự vất vả trên đường, bạn sẽ được ngắm cảnh hữu tình, hoang sơ, khám phá Bản Thái và Hang Dơi của miền Tây xứ Thanh.

3.5. Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ cũng là địa điểm du lịch lịch sử nổi tiếng của Thanh Hóa mà bạn không nên  bỏ qua. Nơi đây ngày trước là kinh đô của Đại Việt. Về sau, tổ chức UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Du khách có thể đến thành nhà Hồ để vãn cảnh, chụp ảnh check in, khám phá các giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc của thành cổ.

4. Lưu ý khi đi tham quan cầu Hàm Rồng Thanh Hóa

Bất kỳ chuyến đi đến địa điểm nào cũng cần có sự chuẩn bị trước. Khi đến cầu Hàm Rồng Thanh Hóa, du khách cũng cần lên kế hoạch để có thể trải nghiệm nhiều và tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ hơn.

Một số vấn đề bạn cần lưu ý khi đi du lịch tại cầu như:

- Đối với các địa điểm mang tính lịch sử ở ngoài như cầu Hàm Rồng, bạn nên có ý thức bảo vệ, không tự ý xâm hại hay có hành động phá hoại cơ sở vật chất.
- Bạn nên đến cầu Hàm Rồng vào những ngày khô ráo, nắng đẹp để có thể chiêm ngưỡng được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nhất.
- Nếu mang theo đồ ăn lên cầu, bạn cần phải thu dọn sạch sẽ sau khi kết thúc bữa tiệc.
- Trông giữ trẻ em nếu đi cùng khách nhí lên cầu
Ý kiến bạn đọc