Cẩm Nang Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Tiên Tất Tần Tật Từ A Đến Z

Thứ ba, 28/02/2023, 13:59 GMT+7

Cẩm Nang Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Tiên Tất Tần Tật Từ A Đến Z

Nhắc ai đi về miền đất Phương Nam

Trời xanh mây trắng soi dòng Cửu Long Giang

Nhắc đến Hà Tiên là người ta nghĩ ngay tới Hà Tiên thập vịnh, tức là 10 cảnh đẹp của vùng đất này, về Mạc Cửu vị khai quốc công thần có công khai phá và phát triển Hà Tiên. Ngày nay vùng đất này trở thành một trung tâm du lịch sầm uất, là sự lựa chọn của nhiều du khách khi có ý định đến với đồng bằng sông Cửu Long.

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HÀ TIÊN

1. Lịch sử hình thành và phát triển ở Hà Tiên

Hà Tiên là thành phố nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang (trước đây thuộc địa bàn huyện Hà Tiên thuộc tỉnh Rạch Giá và sau đó thuộc tỉnh Kiên Giang), thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và nằm trong vùng tam giác vàng của tỉnh: Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc và các huyện lân cận: Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, An Biên, An Minh,.....

Hiện nay, thành phố Hà Tiên không phải là tỉnh lị của tỉnh Kiên Giang, mà tỉnh lị là thành phố Rạch Giá. Tuy nhiên, Hà Tiên lại từng là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tiên cũ vào thời Pháp thuộc trước năm 1956. Đặc biệt, Hà Tiên lại là lỵ sở của toàn bộ tỉnh Hà Tiên vào thời nhà Nguyễn độc lập. Địa bàn tỉnh Hà Tiên khi đó bao gồm tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và một phần các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu ngày nay.

2. Vị Trí địa lý Hà Tiên

  • Phía bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 13,7 km
  • Phía đông giáp huyện Giang Thành
  • Phía nam giáp huyện Kiên Lương
  • Phía tây giáp với Vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 26 km

3. Tại sao có tên gọi là Hà Tiên?

Tà Teng là một ấp cư dân cổ ở hướng Đông Bắc thành phố Hà Tiên, nằm bên bờ trái sông Giang Thành. Khi xưa, người Khmer gọi sông này là Tà Teng (sau là Prêk Ten). Tà có nghĩa là sông, Teng là tên sông. Sách Nghiên cứu Hà Tiên viết: Cách giải thích cũ "nơi đây xưa kia có tiên hiện xuống đi lại trên sông, nên gọi là Hà Tiên" là không có căn cứ và thiếu khoa học.

4. Khí hậu và thời tiết ở Hà Tiên

Hà Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu ở đây có những đặc điểm chính như sau: Số giờ nắng trung bình từ 6,5 đến 7,5 giờ/ngày. Năng lượng bức xạ trung bình 150 - 160 kcal/cm² năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 °C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 23,9 °C, thường rơi vào khoảng tháng 12 - tháng 1; nhiệt độ cao nhất là 30,20C, thường rơi vào tháng 4 - 5. Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất có lần đo được là 14,8 °C, nhiệt độ tuyệt đối cao nhất là 37,6 °C. Độ ẩm trung bình 81,9%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của đồng bằng Sông Cửu Long. Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm. Thời điểm tốt nhất để đến Hà Tiên là sau tết nguyên đán cho tới tháng 5, qua tháng 6 bắt đầu mùa mưa ở Nam Bộ sẽ không tiện cho việc đi lại, tham quan.

II. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN KHI ĐI DU LỊCH HÀ TIÊN

1.Bạn có thể đến Hà Tiên bằng nhiều phương tiện: Xe khách, máy bay, ô tô riêng hay xe máy.

Điểm xuất phát là từ hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nếu xuất phát từ Hà Nội bạn nên đặt vé máy bay tại các hãng hàng không uy tín để vào thành phố Hồ Chí Minh sau đó từ thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể đến với Hà Tiên bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô khách, ô tô cá nhân và máy bay...

1.1.Đi Hà Tiên bằng xe máy hoặc Ô tô riêng của mình

Từ thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Tiên có rất nhiều cung đường khác nhau cho bạn lựa chọn một trong số đó là hai con đường phổ biến hay được du khách sử dụng. Bạn đi như sau là gần nhất: Sài Gòn -> QL1A -> Long An -> Tiền Giang-> Vĩnh Long -> Cầu Mỹ Thuận -> quẹo phải đi Sa Đéc, Đồng Tháp theo QL80 -> Cầu Vàm Cống -> Cầu là tới TP Long Xuyên, quẹo phải QL91 đi Châu Đốc -> tới ngã 3 sẽ đường tránh TP. Châu Đốc có bảng chỉ đường cụ thể đi về Hà Tiên (vẫn là QL91 luôn nha) -> QLN1 -> Hà Tiên. Tổng quãng đường khoảng 330km.

 

Hai là du khách có thể đi theo con đường này: Sài Gòn -> QL1A -> Long An -> Tiền Giang-> Vĩnh Long -> Cầu Mỹ Thuận -> quẹo phải đi Sa Đéc, Đồng Tháp theo QL80 -> Cầu Vàm Cống là tới TP Long Xuyên, hỏi dân địa phương đường đi ra ngã 3 Lộ Tẻ Rạch Giá -> tới ngã 3 sẽ có bảng chỉ đường cụ thể đi về Rạch Giá (vẫn là QL80 luôn nha) -> Rạch Giá -> quẹo phải đi tiếp tục theo QL80 là tới Hà Tiên. Tổng quãng đường khoảng 337km.

 

Ba là vẫn chạy xe trên quốc lộ 1 nhưng đến Long An quẹo sang quốc lộ 62 đi theo đường sát biên giới campuchia – Việt Nam, cung đường này khá thú vị vì nó đi qua hầu hết tất cả các cửa khẩu của biết giới Việt – Cam, tuy nhiên lộ trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn.

1.2.Đi Hà Tiên bằng xe khách

Từ TP. HCM đi Hà Tiên khoảng 330 km, thời gian di chuyển mất từ 7 – 8 tiếng. Các hãng xe chạy tuyến TP. HCM - Hà Tiên thường xuất phát từ văn phòng các hãng xe ở TP. HCM hoặc ở bến xe miền Tây điểm dừng là tại bến xe Hà Tiên. Bạn có thể liên hệ bến xe miền Tây: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM để mua vé hay liên hệ một số hãng xe chạy tuyến Sài Gòn – Hà Tiên để biết thêm giờ chạy và giá vé chính xác.â.Xe Phương Trang

Sài Gòn: 272 Đề Thám, Quận 1.

Điện thoại: (028) 38375570

  • Xe Mai Linh

Tổng đài đặt vé tại Sài Gòn: (028) 39 29 29 29. Đường dây nóng: 0985 29 29 29.

Hà Tiên: Bến xe Hà Tiên, ĐT (0297)3956956.

  • Xe KumHo

Trạm Lê Hồng Phong: (028) 3833.8180 – 3833.8190.

BX Miền Tây: (028) 3752.7878.

Tuyến Sài Gòn – Hà Tiên:

Khởi hành tại bến xe miền Tây lúc 9h30-11h-15h30-21h-22h.

Tại bến xe Hà Tiên lúc 7h50-11h-20h20-21h10-22h30.

1.3.Đi Hà Tiên bằng máy bay

  • Hiện nay trên thị trường hàng không mới chỉ có duy nhất hãng Vietnam Airlines là khai thác đường bay Rạch giá – Hà Tiên, chính vì thế bạn có thể mua vé đi Rạch Giá rồi bay về Hà Tiên. Tuy nhiên số lượng vé máy bay khá hạn chế nên bạn cần đặt trước để không làm lỡ lịch trình của mình.
  • Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội bạn có thể đi máy bay vào TP. HCM rồi đi xe xuống Hà tiên theo cách hướng dẫn trên hoặc bạn có thể đi máy bay ra Phú Quốc rồi đi tàu cáo tốc và lại Hà Tiên. Đi máy bay ra Phú Quốc thì có nhiều lựa chọn và giờ bay hơn so với du khách đi Rạch Giá.

2.Phương tiện đi lại tại Hà Tiên

Khi đã đến thành phố Rạch Giá, các bạn có thể thuê xe máy hoặc ô tô du lịch (nếu các bạn đi nhóm đông người) để đi theo lịch trình đã vạch sẵn của mình.

2.1.Thuê Xe máy tại Hà Tiên:

Tại Hà Tiên, bạn có thể thuê xe máy để tiện di chuyển. Để phục vụ du lịch nên dịch vụ thuê xe ở đây khá là nhiệt tình:

+ Xe đẹp, mới và nhiều loại xe cho du khách có thể lực chọn (xe tay ga - xe số)

+ Thủ tục thuê xe dễ dàng, không đặc cọc, chỉ cần cmnn kèm bằng lái

+ Mang xe đến khách sạn trong thị trấn (miễn phí)

+ Đặc biệt có mang xe đến sân bay - bến tàu (theo yêu cầu)

  • Giá tham khảo:

+ Xe tay ga 100 ~ 150.000/ vnđ/ngày/không bao gồm xăng

+ Xe số 80 ~ 120.000/vnđ/ngày/không bao gồm xăng

+ Có mang xe đến điểm hẹn theo yêu cầu của du khách ngoài phạm vi 5km phụ thu 50.000vnđ/lần/lượt

+ Giao xe miễn phí tại khách sạn trong thị trấn

Nhớ hỏi giá, thỏa thuận trước về các yêu cầu của mình (nếu có) để tránh trường hợp khi nhận xe thì các bạn thấy không ưng ý và cứ phải đổi đi đổi lại nhiều lần. Các bạn thuê xe dài ngày thì có thể mang về khách sạn để qua đêm luôn, khỏi cần cứ đến tối lại trả. Còn nếu thuê nửa ngày thì nhớ hỏi kỹ và thỏa thuận trước không đến lúc cuối lại bị tính cả ngày.

  • Thời gian thuê & thủ tục thuê:

+ Sáng 7h đến tối 7h kết thúc trong ngày

 

+ Khách có nhu cầu thuê 2 ngày thì giữ xe miễn phí qua một đêm

+ Thuê xe yêu cầu khách phải có bằng lái & xuất trình các giấy tờ tuỳ thân rõ ràng chính gốc như cmnn thẻ sinh viên, thẻ cán bộ công chức.....

+ Có mũ bảo hiểm và bản đồ miễn phí

Giá thuê xe máy là giá 150.000- 200.000 VND/ngày (giá này nhớ yêu cầu người cho thuê đổ đầy xăng mà khi trả xe mình không cần phải đổ trả lại cho họ – nói nôm na là họ bao xăng cho mình), có thể hỏi ngay tại khách sạn.

Nếu đi gần bạn có thể thuê xe lôi, với giá 40.000 VND/ngày, các anh chàng xe lôi sẽ chở bạn đi tham quan tất cả các điểm du lịch trong nội thị. Mỗi xe lôi chở 2 khách là phù hợp nhất.

2.2.Xe khách tại Hà Tiên:

Hiện tại Hà Tiên có 1 bến xe lớn là Bến xe Hà Tiên - Thông tin các xe khách xuất phát từ Bến xe Hà Tiên đi các tỉnh, thông tin quầy bán vé của các nhà xe trong Bến xe Hà Tiên.

2.3.Thuê xe ô tô du lịch tại Hà Tiên:

Nếu đi du lịch theo nhóm mà không muốn đi xe máy, mà muốn đi thăm quan một cách chủ động, các bạn có thể chọn thuê xe ô tô.

Xe ô tô thì các bạn có thể thuê các loại xe du lịch, 7 chỗ, 14 chỗ, 29 chỗ… có người lái. Chứ mình là khách du lịch ở nơi khác đến thì khó có thể thuê xe tự lái ở đây. Nếu các bạn ở các khách sạn lớn, khách sạn cũng cung cấp dịch vụ cho thuê xe này hoặc khách sạn liên hệ với các công ty thuê xe giúp bạn.

2.4.Xe buýt tại Hà Tiên:

Mạng lưới giao thông xe buýt có khá sớm, từ Hà Tiên du khách có thể đi xe buýt theo 4 chuyến đến các huyện khác.

2.5.Taxi tại Hà Tiên:

Nếu đi nhóm nhỏ từ 4-6 người thì du khách cứ gọi xe taxi đi trọn gói trong ngày tính theo tổng số km hoặc tính theo tổng số điểm dừng. Du khách nên thỏa thuận trước về giá cả, các điểm dừng lại, thời gian dừng ở mỗi điểm. Trưa chiều có thể mời lái xe ăn cùng mình nhưng hầu như họ thường từ chối. Thực ra giờ về có thể muộn hơn một chút, số km đi có thể nhiều hơn một chút nhưng các bạn cứ bồi dưỡng cho lái xe thì họ sẽ không kêu ca gì đâu. (Đây là kinh nghiệm khi thuê xe đi cả ngày hoặc đi đường dài).

2.6.Thuê xe lôi tại Hà Tiên:

Nếu du khách chỉ muốn tham quan ở những địa điểm gần thì nên sử dụng phương tiện di chuyển này vì nó khá phù hợp giá thành rất rẻ chỉ từ 40.000 đồng/ngày. Mỗi chiếc xe như thế này chở được hai người và đưa bạn đi khắp các địa điểm du lịch nội thị.

2.7.Tàu Thuyền tại Hà Tiên:

Thành phố Hà Tiên có 1 bến tàu khách lớn là bến tàu du lịch Hà Tiên. Tàu cao tốc là lựa chọn ít tốn kém hơn cho những ai muốn ra đảo Phú Quốc hay đảo Hải Tặc. Thuyền là phương tiện đi lại phổ biến nơi đây, để có thể đi lại giữa các đảo du khách liên hệ với người dân địa phương để thuê.

a. Tàu Cao Tốc Ngọc Thành:

Trụ sở: Tổ 8, ấp An Cư, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Rạch Giá - Nam Du: (0297.3)691 888

Hà Tiên: Số 28a, Cách Mạng Tháng 8, P.Tô Châu, Tx.Hà Tiên.

Phú Quốc: Số 23, Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc.

b. Tàu Cao Tốc Supper Đông:

  • Trụ Sở Chính:

Địa chỉ: Số 10, Đường 30/4, KP2, Thị trấn Dương Đông, Huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Điện thoại: (0297) 3980 111 - Fax: (0297) 3846 180.

Hotline: 0919 664 660.

  • Phòng Vé Hà Tiên:

Địa chỉ: 11 Trần Hầu, Phường Bình San, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Điện thoại: (0297) 3955 933

  • Vpđd Tại Tp. Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: Số 610 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)38 666 33

c. Tàu Cao Tốc Express:

Địa chỉ: 343/948A, Vĩnh Viễn, Phường 5, Quận 10, Phường 5, Quận 10, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3854 9476

III. NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH HÀ TIÊN

Hà Tiên nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang và được biết đến là một trong những vùng đất nổi tiếng về văn hoá và du lịch nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Hà Tiên hấp dẫn du khách nhờ sở hữu nhiều thắng cảnh thiên nhiên sông nước nên thơ, hữu tình và nơi đây còn được gắn với mỹ danh ‘thập vịnh cảnh’ nổi tiếng từ xưa. Bởi thế mà thi sĩ Mạc Thiên Tử đã dành tặng lời ca ngợi Hà Tiên qua bài thơ “Hà Tiên Thập vịnh”. Được ví như “thiên đường nơi hạ giới”, Hà Tiên sở hữu cả một danh sách những điểm tham quan hấp dẫn. Du khách hãy cùng khám phá những điểm tham quan dưới đây nhé!

​​​​​​​1. Thạch Động

Thạch Động Thôn Vân tức động đá ngậm mây là thắng cảnh rất nổi tiếng ở Hà Tiên, đây là một khối núi đá vôi dựng đứng với những hang động ấn tượng. Các bạn sẽ chinh phục hàng trăm bậc thang để khám phá hết ngọn núi này. Từ trên đỉnh cao của Thạch động, các bạn sẽ quan sát được toàn cảnh TP. Hà Tiên và đất nước bạn Campuchia. Thạch Động là một trong những điểm tham quan rất lôi cuốn du khách không chỉ bởi cảnh quan kỳ vĩ mà còn gắn liền với truyền thuyết Thạch Sanh cứu công chúa. Đây là một địa điểm thuộc xã Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Tiên khoảng 5km. Bạn dễ dàng di chuyển tới đây bằng phương tiện xe máy hoặc ô tô.

Được biết đến là một tảng đá xanh khổ lồ cao đến hơn 80m nằm một mình giữa một vùng rộng lớn Thạch Động vô cùng hiên ngang tráng lệ và hơn hết có một nét đẹp rất riêng biệt. Nếu chúng ta đứng từ khoảng giữa của Thạch Động để ngắm nhìn non nước thì chúng ta có thể quan sát được toàn bộ TP. Hà Tiên. Thành phố như được thu nhỏ lại thành một bức tranh phong cảnh sinh động lôi cuốn người nhìn, phóng tầm mắt ra phía xa hơn một chút ta có thể thấy một vài phum sóc của nước campuchia ẩn hiện.

Khi vào sâu trong hang động, bạn sẽ thấy đây là một hệ thống hang động kỳ ảo nằm trong lòng tháp đá với nhiều hình thù đá kỳ lạ. Bên trong động còn có một ngôi chùa Tiên Sơn thờ Phật Thích Ca và Quan Thế Âm Bồ Tát linh thiêng. Nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy động có một nhánh ăn sâu xuống lòng đất và thông ra biển Mũi Nai. Đặc biệt ở đây còn đón ánh nắng ấm áp của mặt trời chiếu vào ngách nhỏ thông lên trời. Thật thú vị khi bạn có thể lên theo các lối đi tham quan những ngõ ngách huyền bí và cảm nhận luồng không khí mát lạnh lan tỏa từ những khe đá trong hang động. Sự huyền bí này lại là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà nhiếp ảnh khi dừng chân tới Thạch Động.

​​​​​​​2. Núi Đá Dựng

Cách trung tâm Hà Tiên khoảng 6 km, núi Đá Dựng có tên gọi xưa là Châu Nham Lạc Lộ hùng vĩ với những tảng đá gai góc nhưng lại mang vẻ huyền bí, quyến rũ lòng người. Từ quốc lộ 80 bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng phương tiện xe máy, ô tô đi hơn 1 km, xa xa bạn sẽ thấy núi Đá Dựng như một hình thang cân, cao gần 100m. Nơi đây đã từng là vị trí chiến lược quan trọng trong các cuộc đấu tranh hào hùng bảo vệ đất nước từ xưa. Đến với núi Đá Dựng du khách như tìm về cội nguồn của dân tộc và được đắm mình vào trong những cảnh đẹp hùng vĩ diễm lệ nơi đây. Cũng vì thế mà được công nhận là di tích lịch sử của dân tộc ta.

Núi Đá Dựng rất thích hợp cho những ai là dân phượt – thích khám phá và trải nghiệm. Chỉ mất 5.000 đồng giá vé vào tham quan, bạn sẽ thấy bên trong vẻ đẹp huyền bí, đơn sơ của các hang động mang đậm vẻ đẹp truyền thống hào hùng của dân tộc trong những năm tháng lịch sử đấu tranh của nhân dân Hà Tiên.

​​​​​​​3. Đầm Đông Hồ

Đông Hồ là một đầm nước mặn có diện tích 1.384,36 ha nằm ở phía đông của TP. Hà Tiên, phía hữu ngạn có núi Ngũ Hổ, còn tả ngạn là dãy núi Tô Châu sừng sững soi bóng xuống mặt hồ. Đây là nơi giao thoa giữa sông Giang Thành, kênh Rạch Giá - Hà Tiên và chảy ra biển Tây (vịnh Thái Lan). Từ lâu, Đông Hồ là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của Hà Tiên, được du khách trong và ngoài nước biết đến. Đông Hồ đẹp nhất vào những đêm trăng sáng, nền trời không một gợn mây, gió thoảng nhẹ, mặt trăng lên cao in bóng xuống mặt hồ lung linh, huyền ảo.

Khác với làn sóng biển nhấp nhô bồng bềnh, nơi đây vô cùng phẳng lặng hiền hòa tạo cho du khách cảm giác thoải mái bình yên nhẹ nhàng. Nhìn mặt hồ êm đềm đôi bờ những dãy núi trập trùng lớn nhỏ vô cùng thơ mộng như chốn bồng lai tiên cảnh. Hồ nước có diện tích khá lớn lên đến hơn 14 km2. Vào những đêm trăng sáng lung linh tỏa sáng mặt hồ nhìn ánh trăng dưới mặt nước êm đềm lung linh huyền ảo như muốn giữ ánh trăng lại không cho đi. Có thể nói Đầm Đông Hồ vô cùng đẹp ẩn chứa sức hút vô cùng mạnh mẽ khiến cho bao nhiêu khách du lịch nếu đến đây một lần thì không thể quên.

Đông Hồ không chỉ nổi tiếng là một thắng cảnh thiên nhiên đẹp mà còn ẩn chứa nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dễ nhận ra nhất là thế mạnh về du lịch, dịch vụ và nuôi trồng nông - lâm - thủy sản.

Hiện nay, đầm Đông Hồ đã được chính quyền địa phương và người dân sở tại đầu tư để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp với tham quan tìm hiểu về cuộc sống cư dân địa phương với nghề chằm lá truyền thống và đánh bắt thủy sản, cùng với thưởng thức các món ăn dân dã rất đổi bình dị. Chắc hẳn sau một chuyến tham quan thú vị như thế sẽ mang lại những cảm xúc nhẹ nhàng, an nhiên, thư thái cho du khách khi đến với xứ thơ miền đất biên thùy cuối trời Tây Nam của Tổ quốc.

​​​​​​​4. Đình thần Thành Hoàng

Được xây dựng trên khu đất của thuộc khu phố 1, phường Đông Hồ TP. Hà Tiên, với lịch sử gần 300 năm của mình nó đã trở thành một nơi linh thiêng một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Hà Tiên. Nơi đây thờ phụng các vị tướng, những người đi trước có công cho đất nước cùng với vị Thành Hoàng của người dân nơi đây khi xưa. Đình thần Thành Hoàng có thể nói đã trở thành một nơi gắn liền với người dân về đời sống tinh thần và mang những nét đẹp văn hóa đặc sắc. Nơi đây có một kiến trúc mang đậm nét người tây Nam Bộ, trở thành địa điểm tham quan du lịch quen thuộc của du khách khi ghé qua Hà Tiên.

Phương tiện đi tới đây bạn có thể đi xe máy hoặc thuê xe ôm để đi tham quan. Thường khu vực có nhiều xe ôm ở bến xe Hà Tiên và gần chợ Hà Tiên. Hoặc nếu bắt gặp xe lôi – bạn hãy nên trải nghiệm một lần để đi tham quan các địa điểm du lịch nơi đây sẽ rất thú vị.

Đình thần Thành Hoàng là nơi thờ các bậc tiền nhân đã có công khai phá và mở mang vùng đất Hà Tiên xưa. Trong đình thần thờ 3 vị: Khai trấn Thượng trụ quốc Vũ nghị Công Mạc Cửu ở thời vua Minh Mạng, Tổng binh đại đô đốc Mạc Thiên Tịch ở thời Chúa Nguyễn Phúc Chu và Tham tướng Mạc Tử Sanh ở thời chúa Nguyễn Ánh.

Khi tới đây bạn có thể vào tham quan, tìm hiểu đình thần Thành Hoàng thoải mái mà không mất giá vé vào cửa. Hằng năm cứ vào ba ngày 15,16,17 tháng 2 âm lịch, đình thần Thành Hoàng đều tổ chức cúng lễ Kỳ Yên với rất nhiều hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếp đến là hoạt động lễ rước sắc. Sau khi xong lễ hát hội, bạn sẽ thấy một đoàn rước với chiềng, trống, lộng, cờ linh đình cùng đội múa lân. Lễ hội đặc sắc đã thu hút rất nhiều khách du lịch tìm về tham dự.

​​​​​​​5. Núi Bình San – Lăng Mạc Cửu

Khu Di tích lăng Mạc Cửu thờ dòng họ Mạc mà khởi đầu là Mạc Cửu, người đã có công khai phá mảnh đất Hà Tiên hơn 300 năm truớc, nằm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Núi Bình San là một thắng cảnh đẹp nằm ở vị trí trung tâm của Hà Tiên, đây cũng là nơi yên nghỉ của danh thần Mạc Cửu và dòng họ Mạc. Ông là người có công khai phá và phát triển vùng đất này. Từ một nơi hoang vắng biến nó thành thương cảng sầm uất, nơi giao lưu buôn bán rất phát đại. Những người con sau này của ông cũng tiếp bước cha anh mình càng làm cho Hà Tiên phát triển vững mạnh hơn nữa.

Đền thờ họ Mạc cũng là một điểm đến không thể thiếu trong chuyến tham quan du lịch tới Hà Tiên. Đền thờ họ Mạc nằm trên đường Mạc Cửu, phường Bình San, TP. Hà Tiên. Các ngôi mộ của dòng họ Mạc đều được tọa lạc trên núi Bình San với quang cảnh rất hữu tình. Đây là nơi thờ những người có công của dòng họ Mạc đã khai phá ra mảnh đất xưa này. Phương tiện đi lại tới đây có thể là xe máy, ô tô hoặc xe lôi và bạn sẽ chẳng mất thêm một phí nào khi ghé thăm ngôi đền này. Sự linh thiêng, yên bình ở nơi đây thực sự đã thu hút không ít du khách khắp nơi tìm đến chiêm bài và tham quan.

Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không chịu để tóc và theo một số tập tục của nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước để ra đi buôn bán thương mại ở một số nước Đông Nam Á. Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này. Đến 8-1708, nhận thấy vị thế rất mạnh của nhà Nguyễn trong cuộc chiến mở mang bờ cõi phía Nam, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”. Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho nhà Nguyễn, nhưng Chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại vùng đất này, duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương và 7 đời dòng họ Mạc đã đem hết công sức của mình để biến Hà Tiên thành một đầu mối giao thương của nước Đại Việt xưa với các nước trong vùng.

Khu Di tích có lăng tẩm cha con họ Mạc và các vị phu nhân, tướng lĩnh, tổng cộng có 45 ngôi mộ, xung quanh có những bức tường kiên cố. Ngôi mộ lớn nhất của Mạc Cửu được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa, hình bán nguyệt khoét sâu vào triền núi, chỗ chôn hài cốt đúc vôi và nước “ô dước” ra dáng con trâu nằm. Hai bên tả hữu là hai vị tướng, quanh mộ xây hai con rồng quấn vào nhau. Bậc thềm cẩn bằng đá xanh Quảng Tây, nhiều tảng đá dài hơn 3m. Trước mộ có tượng Mạc Cửu mặc nhung phục, tay cầm kiếm đứng trên một bệ cao oai phong lẫm liệt. Hai bên mộ trước kia có hai tượng tướng sĩ oai phong cầm gươm đứng hầu, chạm trổ tinh vi, đáng tiếc là hai bức tượng này đã bị trộm nay được thay bằng tượng xi măng.

Từ mộ Mạc Cửu trông ra, phía trước có núi Tô Châu và vũng Đông Hồ, lưng tựa vào vách núi hình vòng cung vững chãi, bên trái là núi Bát Giác, bên phải là núi Kim Dự. Quang cảnh biển, trời, mây, nước tạo thành một bức tranh phong thuỷ rất đẹp mắt. Lần theo các lối mòn và những bậc thềm rêu phong là đến mộ phần của gia đình và tướng tá dòng họ Mạc. Phía dưới lăng Mạc Cửu là mộ bà Nguyễn Thị Hiếu Túc, vợ Mạc Thiên Tứ (trái) và mộ Mạc Tử Hoàng (phải) rồi đến mộ Mạc Thiên Tứ (cũng giống như mộ cha nhưng bày trí khiêm nhường hơn).

Phần lăng mộ Mạc Cửu nằm giữa những bức tường kiên cố, các bậc thềm đều cẩn đá xanh, có tảng dài đến 3m, do các nhà buôn Trung Hoa thời bấy giờ chở từ Quảng Tây sang tặng. Ngôi mộ lớn nhất của Mạc Cửu có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi, mộ có hình dáng như một con trâu nằm (thế tọa ngưu).

Đền thờ họ Mạc cũng được xây dựng trong khuôn viên Khu Di tích, đền có tên gọi là Trung Nghĩa Từ, dân địa phương quen gọi là miếu Ông Lịnh. Ngôi đền, ngoài giá trị lịch sử, nó còn là một công trình có giá trị nghệ thuật cao, bởi cách bố trí hài hòa và lối chạm trổ tinh vi, sắc sảo. Trước đền thờ là 2 ao lớn nở đầy hoa sen mà trước kia Mạc Cửu đã cho đào để lấy nước ngọt cho dân trong vùng dùng trong mùa khô hạn. Bên trong cổng là một khoảng sân rộng cùng nhiều cây xanh quanh năm xào xạc tạo cho không gian đền thờ lúc nào cũng yên tĩnh và trầm mặc. Nằm bên phải đền thờ là nhà tiền hiền thờ những người trước ông Mạc Cửu đã đến Hà Tiên, bên trái là nhà hậu hiền thờ những người đến sau ông. Bên trong chính điện, bàn thờ ở giữa thờ ngai vị của ông Mạc Cửu và các hậu duệ của ông do những người dòng họ Mạc được coi như những tiểu vương tại Hà Tiên. Bên phải là bàn thờ các quan văn, quan võ dưới thời họ Mạc, bên trái là bàn thờ các phu nhân của dòng họ. Trong đền hiện còn lưu giữ bài văn tế “Mạc Lệnh Công Thánh đàn tế văn” do Tri phủ An Biên Nguyễn Hữu Lập soạn năm 1847, bản nhật lịnh của Long Hổ tướng quân Trần Hầu.

Tuy công trình đã khởi xây từ thế kỷ XVIII nhưng nhờ bảo quản tốt và trải qua nhiều lần trùng tu nên các hoa văn, họa tiết ở một số hiện vật vẫn còn sắc sảo. Trước đền có một cặp sư tử đá trông uy nghi dù đã bị thời gian và mưa gió bào mòn ít nhiều. Tại chánh điện đền có một biển thờ đề bốn chữ “Khai trấn trụ quốc” là lời tuyên dương của nhà Nguyễn trước công đức mở mang bờ cõi của dòng họ Mạc. Trên vách đền có ghi lại những bài thơ trong Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tứ. Cả lăng và đền thờ Mạc Cửu đều do Mạc Thiên Tứ thiết kế, xây dựng từ năm 1735 đến năm 1739.

Núi Bình San đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là thắng cảnh quốc gia vào 21-1-1989. Và để ghi nhận công lao của ông Mạc Cửu trong việc khai phá Hà Tiên cũng như kỷ niệm 300 năm vùng đất này được thành lập, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài danh nhân Mạc Cửu cao 10m vào ngày 7-9-2008 tại quảng trường cạnh cầu Tô Châu - thị xã Hà Tiên…

​​​​​​​6. Chùa Phù Dung

Nằm dưới chân núi Bình San, chùa Phù Dung như một điểm dừng chân để du khách tìm cho mình không gian thanh tịnh, thư thái, kiến trúc chùa khá đơn giản và hòa hợp với môi trường xung quanh, bên trong chùa có hình vẽ về Hà Tiên thập vịnh, tức mười cảnh đẹp của vùng đất này. Nhưng có lẽ thu hút sự chú ý của du khách nhất chính là câu chuyện về người vợ của Mạc Cửu. Chùa Phù Dung hiện nay tọa lạc tại chân núi Bình San, phường Bình San, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Địa điểm hành hương & du lịch này hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, hài hòa với thiên nhiên mà còn bởi những câu chuyện bí ẩn gây tranh cãi về lai lịch ngôi chùa. Núi Phù Dung: cách trấn thự về phía tây bắc hơn 1 dặm. Ở đây hang hố xanh rậm lâu đời; chùa Phù Dung ở phía tây nam chân núi, tiếng chuông mõ pha trộn, tiếng kệ kinh lẫn tiếng ồn ào của phố thị, thật là cảnh nửa tăng nửa tục...

Vì trước sau ở Hà Tiên, có hai chùa đều mang tên Phù Dung, và ngôi thờ nào tính đến nay cũng đều là cổ tự. Để dễ phân biệt, tạm gọi chùa có trước là "Phù Dung (cũ)" và chùa có sau là Phù Dung (mới). Trải qua bao biến đổi, giờ đây trên nền đất cao ráo nơi chân núi Bình san, là một tự viện khá khang trang gồm một phần sân và hai phần thờ cách biệt.

Phần sân có một đài cao. Trên đài là một pho tượng Phật Quan Thế Âm cao lớn bằng xi măng, tô trắng. Kế đến là ngôi Chính điện rộng được bài trí trang nghiêm. Chính giữa là tượng Thích-ca Mâu-ni, 2 bên là 2 đại đệ tử A-nan và Ca-diếp. Ở đây còn có 4 bức phù điêu lớn (mỗi tấm cao 1,3m, ngang 2,3m) minh họa 4 cảnh trong cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sanh, xuất gia, thuyết pháp và nhập niết-bàn. Sau lưng ngôi Chính điện là một khoảng sân nhỏ, sau nữa là một tòa điện cao có tên gọi Ngọc Hoàng bửu điện, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu. Một phần do thời gian tàn phá, một phần do ở nơi biên cảnh thường gặp nhiều bất ổn, nên chùa đã phải trùng tu nhiều lần. Bên cạnh mộ, có một tấm bia đá khắc mấy dòng chữ Việt do người đời sau tạo dựng, ghi: Lăng bà Phù Dung-Từ Thành Thục Nhơn-Nguyễn Thị Xuân (1720-1761)- Viên tịch rằm tháng 2 Âl- Hiệu Phù Cừ.

​​​​​​​7. Biển Mũi Nai

Biển Mũi Nai nằm cách trung tâm thành phố chừng 5km, đây được xem là bãi tắm đẹp nhất của Hà Tiên, tuy nước biển không được trong xanh như các bãi biển khác do pha trộn với bùn nhưng mũi Nai cũng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Ngắm cảnh mặt trời lặn ở mũi Nai cũng là điều mà du khách rất thích. Trước kia Bãi Tắm Mũi Nai còn có tên gọi khác là Lộc Trĩ là một bãi biển đẹp nằm ven bờ vịnh Thái Lan, một trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên. Đây cũng là một trong những bãi biển hiếm hoi còn tồn tại đến ngày nay sau hơn 300 năm lịch sử. Đây cũng là điểm hẹn khiến nhiều du khách phải siêu lòng khi đặt chân tới.

Vẻ đẹp quyến rũ, thơ mộng ở nơi đây khiến du khách khó có thể cưỡng lại được. Bãi tắm tuy không rộng nhưng lại êm đềm và thoai thoải. Sóng biển nhè nhẹ vỗ về hòa quyện vào cát biển Mũi Nai. Xung quanh là làng chài ẩn mình trong những hàng cây dừa xanh ngát , trong cả màu xanh của núi rừng. Du khách đến đây sẽ không thể không thưởng thức đủ các loại trái cây đặc sản của miền Tây, các loại hải sản thơm ngon, có thể tắm biển, tắm nắng hòa mình với thiên nhiên và trải nghiệm các dịch vụ vui chơi giải trí trên biển.

Biển Mũi Nai còn thu hút bởi vẻ đẹp lúc chiều tà, ngồi trên bãi cát trải dài nghe tiếng chim hải âu, hòa mình với gió trời và nghe tiếng sóng biển vỗ về, từ từ ngắm hoàng hôn trên biển. Đó thực sự giống như một bức tranh thơ mộng nơi xứ sở Hà Tiên, là một nét độc đáo ở bãi biển Mũi Nai mà không có một nơi nào có thể sánh bằng.

​​​​​​​8. Hang Động Mo So

Đi du lịch Hà Tiên, hành trình khám phá hang Mo So sẽ khiến cho bạn cảm thấy chuyến đi thật xứng đáng. Hàng triệu năm trước, núi đá vôi Mo So bị nước biển xâm thực, tạo tác ra những quần thể hang động khác nhau, lòng hang trông rất kỳ lạ và đa dạng. Những vân đá lung linh và kỳ thú, những con thuyền căng buồm, hình cánh chim hải âu hay cá sấu… được tạo ra từ nhũ đá cảm giác rất thật khiến bạn ngỡ ngàng. Núi Mo So (theo tiếng Khmer, "mo so" có nghĩa là "đá trắng"), nằm cách tỉnh lộ 11 khoảng 2 km về phía Bắc và cách thị xã Hà Tiên khoảng 30 km; hiện thuộc ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Đây là một di tích Lịch sử cách mạng và thắng cảnh cấp quốc gia.

​​​​​​​9. Chợ đêm Hà Tiên

Nếu đã tham quan các địa điểm du lịch Hà Tiên thì xin bạn đừng quên trước khi về hãy ghé qua chợ Hà Tiên. Nằm trước công viên thuộc Đông Hồ Ấn Nguyệt, phường Đông Hồ của TP. Hà Tiên. Chợ Hà Tiên không chỉ là nơi mưu sinh của người dân nơi đây mà còn có sức hấp dẫn rất lớn tới du khách thập phương.

Cũng giống như các khu chợ đêm ở nhiều nơi rất nhộn nhịp và tấp nập người qua kẻ lại. Chợ đêm Hà Tiên cũng như vậy nơi đây bày bán tất cả các loại mặt hàng khác nhau đa dạng từ lớn đến nhỏ không thiếu thứ gì. Đến đây bạn có thể tìm được tất cả mọi thứ từ những chiếc cốc cho đến mỹ phẩm các loại. Có thể nói đến đây bạn được hòa mình vào không khí nhộn nhịp tấp nập người qua kẻ lại, ngắm nhìn những gian hàng khác nhau, mỏi chân dừng tại một quán vỉa hè ăn những món ngon đậm chất Hà Tiên thật đáng tiếc nếu du khách bỏ qua địa điểm này.

Vào ban đêm ở khu chợ Hà Tiên sẽ khiến du khách thấy được sự nhộn nhịp, vui vẻ, tấp nập ở nơi đây. Khu phố ẩm thực về đêm thu hút nhiều du khách dừng chân thưởng thức món ăn đặc sản: xôi Hà Tiên, Bún Kèn, Hủ tiếu hấp, Cà xỉu, Gỏi cá trích, Bánh canh chả ghẹ, ốc Giác, sò huyết, món ngon “độc quyền” của Mũi Nai là canh chua cá kẻm nấu sả nghệ với măng tre…Hay thưởng thức những quán rượu ven đường với vài ba món nhậu đơn giản như khô cá đuối, khô mực, ốc sò. Ghé qua đây, du khách sẽ có một trải nghiệm cùng với bạn bè và gia đình rất khác chợ đêm Hà Tiên so với các chợ đêm khác. Đừng quên mang về vài ba món đặc sản Hà Tiên nơi đây để làm quà nhé!​​​​​​​

10. Danh Lam Cổ Tự Chùa Hang

Chùa Hang nằm trong ruột núi đá thâm u, mờ ảo, có tên chữ là Hải Sơn Tự. Người ta kể rằng: Công chúa Ngọc Tuyền là em gái chúa Nguyễn Ánh, đã mất tại đây. Đê tưởng nhớ người em gái của mình, Nguyễn Ánh cho xây chùa trong hang núi để thờ phụng nên gọi là chùa Hang. Hải Sơn nằm sát bờ, ngọn cao chót vót, vách dựng đứng, sừng sững như một hải vọng đài, chân núi quanh năm được sóng biển vỗ về.Trước sân chùa hang thờ Phật Di Lặc được tạc bằng đá Non Nước nặng tới 22 tấn. Có nhiều cây cổ thụ đứng ở lưng chừng núi, rủ xuống không gian những chùm rễ dài lơ lửng. Chính điện Chùa Hang nằm gọn trong lòng núi với một động đá vôi hai cửa chạy thẳng theo trục Đông Bắc –Tây Nam dài hơn 50 mét, cửa động sau nhìn ra biển. Căn cứ vào diêm hào và vỏ các loài nhuyễn thể còn bám dính trên các khe đá, các nhà khoa học đã phỏng đoán, vài vạn năm trước, núi Chùa Hang nằm dưới mực nước biển.

11. Hòn Phụ Tử

Từ Chùa Hang, khách có thể ra thăm Hòn Phụ Tử bằng tàu du lịch. Trước đây, Hòn Phụ Tử là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn quýt bên nhau trông ra biển cả. Hòn lớn cao chừng 33,6 mét được hình dung là cha và khối đá nhỏ hơn chừng 32,9 mét là con. Hai khối đá nối với nhau bằng một về đá cao hơn mặt nước biển khoảng 5 mét. Người Khmer ở đây còn gọi Hòn Phụ Tử là Phnum-đong-tông nghĩa là “Núi cột cờ”. Sự kiện Hòn Phụ bị đổ ngày 9-8-2006 đã làm biến đổi một trong những thắng cảnh quốc gia nổi tiếng ở phía Nam và là biểu tượng của du lịch Kiên Giang, có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động du lịch khu vực này. Hai bên Hòn Phụ Tử là hai đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển. Nhìn ra xa, khách sẽ thấy nhiều đảo xanh nhấp nhô trên biển bạc, bao la ngút tận chân trời. Núi Phụ Tử và chùa Hang tạo thành cái eo biển nhỏ ghe tàu đi lại dễ dàng để vào neo đậu. Nước biển xanh ngắt. Thiên nhiên khéo tạo cho Kiên Giang một cảnh quan kỳ thú. Có người ví phong cảnh Hòn Chông là “Vịnh Hạ Long của Phương Nam”.

​​​​​​​12. Núi Đèn

Hà Tiên thật trở nên hấp dẫn khi có thêm một điểm tham quan “ đắt giá” đó là Núi Đèn. Nằm dọc bờ biển nối liền và chỉ cách bãi tắm Mũi Nai chừng 1 km, Núi Đèn còn có tên gọi khác là Núi Đèn Rọi, là nơi đặt ngọn hải đăng hơn trăm năm tuổi. Người ta thường ví Núi Đèn giống như vị cứu tinh cho tàu bè tại vùng biển này cập bến an toàn mỗi đêm. Bạn có thể đi xe máy hoặc ô tô trên cung đường ven biển đẹp nhất tại đây, chiêm ngưỡng vẻ đẹp một bên là núi, một bên là biển, tràn ngập nắng gió. Đừng bỏ lỡ con đường uốn lượn theo triền núi dẫn đến chân ngọn núi Đèn, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên của những dãy núi, bãi biển chạy dài với những hàng phi lao thơ mộng. Lên tới đỉnh núi Đèn – nơi có ngọn đèn hải đăng, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy toàn cảnh thiên nhiên non nước kỳ vỹ, cảm nhận những luồng gió mát từ biển khơi.

​​​​​​​13. Đảo Hải Tặc

Khi nghe cái tên “ Đảo Hải Tặc” sẽ không ít du khách rùng mình khi nghe tên gọi này. Đảo Hải Tặc được xem như một điểm đến lạ lùng ngay từ cái tên, nằm ở xã Tiên Hải, huyện Hà Tiên. Nơi đây cách bờ biển Hà Tiên gần 28 km và đảo Phú Quốc 40 km. Bạn có thể di chuyển tới Hà Tiên bằng nhiều phương tiện: xe máy cho những ai thích đi phượt, ô tô hay có thể là xe khách. Sau đó từ Hà Tiên bạn sẽ di chuyển bằng tàu ra đảo. Thời gian đẹp nhất khi tới đây là vào mùa khô vì biển khá êm và trong xanh, tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão. Một lưu ý nho nhỏ cho những ai muốn tới đây, hãy nên theo dõi dự báo thời tiết để tránh những ngày thời tiết xấu nhé!

Ngay từ tên gọi, khách du lịch tới đây có thể hình dung về một quá khứ trên đảo. Trước kia, quần đảo là nơi lý tưởng để cướp biển trú ngụ, ẩn nấp, tấn công các tàu buôn qua lại cũng là nơi cất giấu kho báu. Vì vậy mà đảo Hải Tặc là một tuyến đường thông thương quan trọng với các nước phương Tây. Chính điều này mà khiến hòn đảo trở nên đặc biệt hơn và ngày càng thu hút khách du lịch tới đây nhiều hơn.

​​​​​​​

IV. LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở HÀ TIÊN

Hà Tiên được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, có hệ thống lăng, tẩm, đền, chùa… còn giữ được nét cổ kính rất có giá trị về mặt lịch sử văn hóa. Hà Tiên là sự giao thoa văn hóa của cộng đồng 3 dân tộc đã tạo cho Hà Tiên nhiều văn hóa và lễ hội đặc sắc thu hút nhiều khách du lịch tới vùng đất này hàng năm.

​​​​​​​1. Lễ hội giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu

 

2. ​​​​​​​Lễ hội tao đàn Chiêu Anh Các Hà Tiên​​​​​​​​​​​​​​

3. Lễ hội Ok om bok của người Khmer
​​​​​​​4. Lễ hội Đôl-ta – nét đẹp lòng hiếu thảo đồng bào Khmer​​​​​​​

5. Lễ hội Kỳ Yên – hội làng truyền thống​​​​​​​

V. NHỮNG MÓN NGON KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐI DU LỊCH HÀ TIÊN

1.​​​​​​​ Bún kèn 

2. Hủ tiếu hấp

3. Cà xỉu 

4. Gỏi cá trích 

5. Bánh canh chả ghẹ 

6. Ốc Giác

 

VI. Ở ĐÂU KHI ĐI DU LỊCH HÀ TIÊN

Du khách khi đi du lịch Hà Tiên có thể lưu trú tại các con đường ở khu vực trung tâm như đường Mạc Thiên Tích, Trần Hầu, Phương Thành, Tuần Phủ Đạt, Lam Sơn…Ở Hà Tiên chủ yếu là các khách sạn, nhà nghỉ bình dân, giá rẻ. Khách sạn 2, 3 sao cũng có nhưng không nhiều.

  • Khách sạn Ánh Vân: ngay cầu Tô Châu, giá từ 300k/đêm.

  • Khách sạn Hải Phượng: 52 Đăng Thùy Trâm. Giá phòng từ 250k/đêm.

  • Khách sạn Kim Cô: trung tâm thương mại Trần Hầu, giá từ 300k/đêm.

  • Nhà nghỉ Châu Thư: Lô B, 11/7 khu đô thị mới. Giá từ 260k/đêm.

  • Khách sạn Long Châu: 38 Trường Sa. Giá từ 250k/đêm.

  • Khách sạn Hà Tiên Happy: 14 Hoàng Văn Thụ. Giá từ 350k/đêm.

  • Khách sạn Ngọc Yến: 153 Mạc Thiên Tích. Giá từ 250k/đêm.

VII. MUA GÌ VỀ LÀM QUÀ KHI DU LỊCH HÀ TIÊN 

Quà lưu niệm du lịch Hà Tiên là một trong những vấn đề được khách du lịch đặc biệt quan tâm, nó không chỉ đơn thuần là để đánh dấu một địa điểm nào đó mà chúng ta đã đi qua mà nó còn thể hiện sự chia sẻ niềm vui với người thân và bạn bè. Khi du lịch đến Hà Tiên, các bạn không nên bỏ qua những món quà lưu niệm dưới đây:

1. Đường thốt nốt Hà Tiên

 

2. Đồi mồi, Huyền Hà Tiên

 

3. Nước mắm Phú Quốc

 

4. Ngọc Trai

 

5. Nấm tràm

 

6. Áo thun, nón, hàng thủ công mỹ nghệ

7. Rượu mỏ quạ đặc sản độc đáo của đất Hà Tiên

 

VIII. THỜI GIAN LÝ TƯỞNG ĐỂ THAM QUAN DU LỊCH HÀ TIÊN

Nên đi du lịch Hà Tiên vào mùa nào chắc chắn là câu hỏi mà du khách đang thắc mắc, vậy thì Thủ Đức Travel xin trả lời rằng thời gian du lịch Hà Tiên tốt nhất là từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. Khoảng tháng 5 tới tháng 10 nếu bạn muốn đến Hà Tiên chơi thì nên xem dự báo thời tiết trước bởi thời gian này hay có mưa nên việc đi lại và tham quan khá bất tiện.

 

Ý kiến bạn đọc